Quyền được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 26 - 30)

phí khác theo quy định của pháp luật

Điểm d khoản 3 Điều 66 BLTTHS năm 2015 đã quy định người làm chứng

được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 3 năm 2012 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng được Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định chi phí cho người làm chứng là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền THTT triệu tập người làm chứng tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan và chi phí này được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan có thẩm quyền THTT. Chi phí cho người làm chứng bao gồm một hoặc một số chi phí: chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng; chi phí đi lại; chi phí lưu trú; các chi phí khác theo quy định của pháp luật và đây là mức tạm ứng chi phí cho người làm chứng. Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013, đây cũng là một sự bổ sung, hoàn thiện những thiếu sót về quyền được bảo đảm về vật chất của người làm chứng.

Có thể nhận thấy, quyền được thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật được coi là một "đặc quyền" của người làm chứng. Quá trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm rất nhiều giai đoạn tố tụng phức tạp, tốn rất nhiều công sức và thời gian. Khi tham gia vào quá trình này, người làm chứng phải sắp xếp thời gian để có thể hoàn thành nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Họ phải xin phép được nghỉ việc để có thể có mặt theo sự triệu tập của cơ quan có thẩm quyền THTT, đồng thời cũng phải tự bỏ tiền ra để trả cho các chi phí ăn ở, đi lại nếu như nơi ở của họ quá xa nơi cơ quan có thảm quyền THTT triệu tập. Việc thực

hiện nghĩa vụ này khiến cho họ tốn thất các khoản chi phí, cả tiền công cho những ngày nghỉ việc. Với vai trò quan trọng giúp cho cơ quan có thẩm quyền THTT làm sáng tỏ vụ án, người làm chứng xứng đáng được Nhà nước bù đắp những khoản chi phí đó. Việc thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác tạo điều thuận lợi về về kinh phí cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, loại bỏ tâm lý “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, thúc đẩy người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo quy định trên, người làm chứng có thể liệt kê các chi phí liên quan đến việc đi lại, ăn ở (trong trường hợp người làm chứng ở xa) và các chi phí khác, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền THTT thanh toán chi phí đó. Thông thường các cơ quan có thẩm quyền THTT thanh toán chi phí đi lại cho người làm chứng theo hóa đơn hoặc giấy xác nhận.

Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng… trong tố tụng có hiệu lực 1/1/2013, trong đó quy định chi phí cho người làm chứng “...là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền THTT tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên

quan.” Theo Điều 46 Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 mức chi phí cho người

làm chứng bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây: chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng; chi phí đi lại; chi phí lưu trú; các chi phí khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 có hiệu lực sẽ là một bước tiến quan trọng bổ sung cho quy định BLTTHS về việc chi trả tiền cho người làm chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào quá trình tố tụng. Khi người làm chứng tham gia vào quá trình tố tụng, họ phải sắp xếp thời gian của mình để có thể hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình đối với Nhà nước. Họ phải xin phép nghỉ việc, chịu tổn thất về tiền lương để có mặt theo sự triệu tập của cơ quan có thẩm quyền THTT. Đồng thời, họ cũng phải tự bỏ tiền ra để trả cho các chi phí ăn ở, đi lại nếu như họ ở cách quá xa nơi cơ quan có thẩm quyền THTT triệu tập họ. Với vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan có thẩm quyền THTT giải quyết vụ án hình sự, người làm chứng xứng đáng được pháp luật đảm bảo quyền này để bù đắp những chi phí đó. Như vậy, những sửa đổi bổ sung tiến bộ về bảo đảm quyền của người làm chứng trong BLTTHS năm 2015 đã đảm bảo nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự nhằm đề cao và tôn trọng các quyền của con người

theo nghĩa rộng trong mọi hoạt động tố tụng. Đây chính là dấu hiệu thể hiện pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quan tâm đến quyền con người theo nghĩa rộng cụ thể là đã bảo đảm một số quyền hiến định và luật định cho người làm chứng - một chủ thể tham gia tố tụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền THTT, chứng minh tội phạm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

“Người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến vụ án hình sự và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập với tư cách người làm chứng”. Họ là người không tham gia vào vụ việc phạm tội, cũng không bị người phạm tội gây thiệt hại về tài sản, tính mạng hay tinh thần. Việc họ biết những thông tin hay tình tiết liên quan đến vụ án hình sự hoàn toàn do khách quan và không phụ thuộc vào ý chí của họ. Về mặt thủ tục pháp lí, họ phải được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập với tư cách người làm chứng (họ phải là người có khả năng nhận thức về các tình tiết của vụ án và có khả năng khai báo đúng đắn).

Người làm chứng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đi tìm sự thật và chứng minh tội phạm. Họ thường là những người mong muốn giúp Cơ quan nhà nước sớm hoàn thành nhiệm vụ. Họ cũng gặp khó khăn nhất định với cuộc sống bận rộn mà còn phải hỗ trợ Cơ quan Nhà nước. Do đó, cần có góc nhìn mới trân trọng và ưu tiên người làm chứng.Có thể khẳng định người làm chứng không được hưởng một lợi ích vật chất hay tinh thần nào khi tham gia vào vụ án. Các quyền mà BLTTHS năm 2015 thừa nhận cho người làm chứng chỉ là những quyền yêu cầu được bù đắp những thiệt thòi, mất mát hoặc ngăn chặn những mất mát, tổn thất có thể xảy ra đối với họ. Những quyền lợi mà người làm chứng được hưởng chưa đủ để khuyến khích người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, hợp tác với Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm và xác định sự thật vụ án. Pháp luật quy định người làm chứng có những quyền nhất định

CHƯƠNG II

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

Mặc dù pháp luật đã ghi nhận cho người làm chứng những quyền tố tụng cơ bản; giúp bảo vệ họ tránh khỏi những thiệt hại về vật chất, tinh thần, danh dự, nhân phẩm, nhưng thực tiễn áp dụng trong thời gian qua vẫn còn nhiếu bất cập. Một số nơi thực hiện đúng quy định, người làm chứng được bảo đảm quyền lợi một cách tối đa, nhưng cũng có một số nơi, việc thực thi chưa rõ ràng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người làm chứng. Một số thực trạng được nêu ra sau đây sẽ minh chứng cho điều này.

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 26 - 30)