Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 57 - 59)

3.2.2.1 Nguồn số liệu thứ cấp

Để thu thập các tài liệu thứ cấp, đề tài tiến hành tham khảo internet, các bài báo, báo cáo, luận văn, khóa luận, sách để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cao su. Cụ thể tìm hiểu các quan điểm về phát triển, phát triển sản xuất. Tình hình sản xuất tiêu thụ cao su trên thị trường thế giới, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cao su để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng thu nhập cho các hộ sản xuất cao su.

Đồng thời số liệu này còn được thu thập từ các phòng ban của địa phương, báo cáo thống kê hàng năm của nông trường, của xã Tây Hiếu và các tài liệu liên quan đến nguồn thống kê qua 3 năm từ 2018 - 2020.

Bảng 3.6 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập thông tin

1 Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu

Báo cáo hàng năm của UBND xã Tây Hiếu, của Phòng địa chính và xây dựng nông nghiệp UBND xã Tây Hiếu Tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan. 2

Cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới.

Sách báo, luận án, Internet có liên quan.

Tra cứu và chọn lọc thông tin. 3 Số liệu về diện tích,

năng suất, sản lượng Phòng kế toán nông trường

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm Nguồn: Tổng hợp thông tin điều tra (2021)

3.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu tập thông qua điều tra các đối tượng có liên quan đến phát triển sản xuất cây cao su gồm:

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã: Điều tra 2 cán bộ phụ trách nông nghiệp, kỹ thuật của xã Tây Hiếu nhằm làm rõ việc thông tin phát triển sản xuất và tiêu thụ cao su, việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cây cao su gặp những thuận lợi và khó khăn gì, nguyên nhân và giải pháp khắc phục như thế nào.

- Người sản xuất: Nghiên cứu tiến hành khảo sát 60 hộ nông dân sản xuất cây cao su. Nội dung chính được điều tra là những thông tin cơ bản về hộ, tình hình đầu tư sản xuất cây cao su, diện tích đất trồng cao su những năm qua, năng suất và trữ lượng mủ cao su; tình hình sử dụng đầu vào như lao động và nguồn vốn; tình hình tiêu thụ sản phẩm,... Những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất cây cao su. Mong muốn và đề xuất các giải pháp để khắc phục trong phát triển sản xuất cây cao su.

- Ngoài ra, điều tra các đại diện cho đơn vị thu gom, tiêu thụ sản phẩm mủ cao su là 5 người nhằm làm rõ thực trạng thu mua, hình thức tiêu thụ cao su ở xã Tây Hiếu.

Bảng 3.7 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối tượng

điều tra

Mẫu

điều tra Nội dung thu thập

Phương thức thu thập

Hộ nông dân

trồng cao su 60

- Diện tích, năng suất, sản lượng cao su bình quân mỗi hộ, mỗi giống, mỗi vụ và theo kỹ thuật canh tác khác nhau - Các khoản chi phí sản xuất, giá thành, giá bán ở mỗi hộ qua mỗi năm

- Những thuận lợi, khó khăn và ý kiến của nông dân trong sản xuất cây cao su

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế Lấy ý kiến của nông dân

Người thu gom và bán buôn

5

- Đặc điểm tiêu thụ mủ cao su, giá thành, công tác bảo vệ sản phẩm sua thu hoạch, những thuận lợi, khó khăn và định hướng trong tiêu thụ cao su - Nhận định về thị trường tiêu thụ trong những năm tới Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên những nội dung đã chuẩn bị trước Cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp của xã 2

- Nhận xét về kết quả hiệu quả sản xuất cây cao su

- Các chính sách phát triển sản xuất cây cao su

- Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây cao su

Phỏng vấn sâu

Nguồn: Tổng hợp thông tin điều tra (2021)

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 57 - 59)