Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 60)

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Được sử dụng để mô tả về tình hình sản xuất của hộ, chi phí đầu tư, giá giống, tổng sản lượng, giá bán mủ... Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, thực hiện phân tổ các hộ nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ mủ trên địa bàn và thị trường tham gia.

3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh

Được áp dụng để so sánh năng suất, sản lượng, số hộ trồng cao su, diện tích đất trồng cao su, công tác khuyến nông, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các năm... Trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu.

3.2.4.3 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp đánh giá một cách toàn diện và tổng quát cho một sự việc, hiện tượng: điểm mạnh (Strong), điểm yếu (Weak), cơ hội (Opportunity) và thách thức (Threats).

Trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT

SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) (SO): phát triển, đầu tư (WO): tận dụng, khắc phục

Thách thức (T) (ST): duy trì, khống chế (WT): khắc phục, né tránh

Phương pháp này xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới hoạt động phát triển sản cao su tại xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa. Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát sản xuất của xã, từ đó đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện và phát triển sản xuất cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu hể hiện nguồn lực phát triển sản xuất cây cao su

- Đất đai: Diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phát triển cây cao su - Lao động: Tổng số lao động, tổng số lao động nông nghiệp

- Trình độ của chủ hộ

- Số lượng lao động bình quân/hộ - Độ tuổi bình quân của chủ hộ - Diện tích bình quân hộ

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát riển sản xuất cây cao su

- Tổng số diện tích và tốc độ tăng giảm về diện tích cây cao su qua các năm - Số hộ và tốc độ tăng, giảm số hộ trồng cây cao su qua các năm

- Sản lượng và tốc độ tăng giảm sản lượng cây cao su - Tổng chi phí và đầu tư cho sản xuất cây cao su

- Khối lượng tiêu thụ và tốc độ tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm

- Giá trị sản xuất và hiệu quả sản xuất cây cao su - Số lượng và tỷ lệ hộ được vay vốn hỗ trợ sản xuất - Số hộ áp dụng khoa học kỹ thuật

3.2.5.3 Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất GO: Đánh giá toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Công thức: GO= ∑� PiQi

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm i Qi là sản lượng sản phẩm i

- Giá trị trung gian IC: Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (trừ khấu hao tài sản cố định) như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...không tính công lao động.

- Giá trị gia tăng VA: Là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt đọng sản xuất của hộ nông dân trong một kỳ (thường là một năm ). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

VA = GO - IC

Nếu trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ đi các khoản đi thuê đó.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất gồm cả công lao động của gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

MI = VA – (A + T + Tiền thuê LĐ) Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định.

T: Thuế

LĐ thuê: chí phí công lao động thuê (nếu có)

* Đánh giá hiệu quả sản xuất:

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: là tỷ số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

GO = GO/IC

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian: VA = VA/IC

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian: MI = MI/IC

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động gia đình: MI = MI/L gia đình

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An

4.1.1 Quy mô sản xuất cây cao su trên địa bàn xã

Xã Tây Hiếu là một trong những xã vùng cao của thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Quá trình phát triển cây cao su tại thị xã nói chung và xã Tây Hiếu nói riêng là do quá trình đổi mới chính sách phát triển kinh tế sản xuất của thị xã. Đến nay, ngành sản xuất cao su đã giúp giải quyết việc làm cho hầu hết các hộ dân, giúp nâng cao thu nhập gia đình và phát triển kinh tế chung của toàn thị xã. Đặc biệt, với điều kiện thời tiết khí hậu đất đai cho phát triển trồng cao su, thị xã đã bắt đầu đón nhận nhiều dự án đầu tư trồng cây cao su từ năm 2010. Tính đến nay, toàn thị xã có có hơn 2.155ha cây cao su, trong đó xã Tây Hiếu là gần 595ha và đang tiếp tục được mở rộng diện tích trong thời gian tới.

Quy mô sản xuất cao su được thể hiện bằng diện tích đất canh tác cây cao su trong địa bàn và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh chung cho toàn xã cũng như từng hộ gia đình. Đất canh tác là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, do đó việc nắm bắt được diện tích trồng cây cao su trên địa bàn xã sẽ giúp xác định kịp thời đúng đắn các chủ trương canh tác phù hợp, phân bổ đất canh tác cho các nông hộ hợp lý.

Cùng với sự tác động của quá trình đô thị hóa thì đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm. Một số công trình trọng điểm trên địa bàn xã như xây dựng bệnh viện, các trường cao đẳng, đường quốc lộ và tỉnh lộ… đã biến một phần diện tích đất nông nghiệp trở thành đất phi nông nghiệp. Ngoài ra, trong những năm gần đây một số hộ dân đã cho nhiều công ty, doanh nghiệp thuê đất sản xuất như để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục vụ cho phát triển một số ngành kinh tế khác. Điển hình như công ty TH True Milk thuê đất để chuyển đổi canh tác trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Bảng 4.1 Diện tích trồng cây cao su qua các năm của xã Tây Hiếu qua 3 năm (2018- 2020)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%)

Chỉ tiêu DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 19/18 20/19 BQ I. Số hộ trồng cây cao su 205 32,38 317 37,09 354 37,32 154,63 111,67 131,41 II. Tổng diện tích trồng cao su 428,12 67,62 537,77 62,91 594,61 62,68 125,61 110,57 117,85 1. Cây cao su KD 314,06 73,36 413,85 76,96 452,3 76,07 131,77 109,29 120,01 - Giống PB260 231,03 73,56 231,25 55,88 256,15 56,63 100,10 110,77 105,30 - Giống GT 1 83,03 26,43 182,6 78,96 196,15 43,37 219,92 107,42 153,70 2. Cây cao su KTCB 114,06 26,64 123,92 23,04 142,31 23,93 108,64 114,84 111,70 - Giống PB260 97,03 85,06 102,25 82,51 119,13 83,71 105,38 116,51 110,80 - Giống GT 1 17,03 14,93 21,67 17,49 23,18 16,29 127,25 106,97 116,67

Qua bảng 4.1 ta có thể thấy được: số hộ trồng cây cao su và diện tích cây cao su đang tăng dần qua các năm. Số hộ gia đình trồng cao su tăng nhanh trong những năm qua, bình quân tăng 31,41%/năm, từ 205 hộ trồng năm 2018 lên 354 hộ năm 2020.

Diện tích cây cao su thời kỳ kinh doanh đang tăng lên trong những năm qua, từ 314,06ha năm 2018 lên 452,30ha năm 2020. Nguyên nhân tăng lên là do diện tích cao su già cỗi thanh lý đã giảm đi rất nhiều, mặt khác diện tích cây cao su từ thời kỳ KTCB chuyển sang thời kỳ KD là rất lớn. Đây chính là kết quả sau 10 năm của chính sách trồng mới cây cao su từ năm 2010 của nhà nước nói chung và địa bàn xã Tây Hiếu nói riêng.

Tỷ lệ diện tích cao su KTCB trên tổng diện tích trồng cao su giảm qua 3 năm, năm 2018 diện tích kiến thiết cơ bản là 114,06ha, chiếm 26,64% và đến năm 2020 diện tích KTCB là 142,31ha, chiếm 23,93%. Tuy nhiên, do diện tích trồng mới tăng nên diện tích cao su KTCB bình quân mỗi năm tăng 11,70%. Trong đó diện tích KTCB của giống PB260 cao hơn giống GT1. Giống PB 260 hiện nay được trồng nhiều hơn do tạo ra số lượng mủ lớn, hiệu quả kinh tế cao, có thể lấy được cả gỗ. Đặc biệt giống PB 260 có sản lượng cao ngay các năm đầu, vượt nhiều giống cây khác, thân thẳng, tròn, chân voi rõ, tán cân đối, cành thấp tự rụng, ít nhiễm bệnh hoặc nhiễm nhẹ và sức kháng gió mạnh, phù hợp trên nhiều loại môi trường, thích hợp cho vùng cao. Đối với giống GT1, sinh trưởng trung bình và ổn định, giống cao su này có đặc điểm thân thẳng, vỏ nguyên sinh hơi mỏng, cứng, tán hẹp, hạt làm gốc ghép tốt, khả năng kháng gió thấp hơn.

Nhìn chung những năm trở lại đây, tỉ lệ trồng và khai thác giữa hai loại giống PB260 và GT1 không có sự thay đổi nhiều. Bình quân mỗi năm tăng 17,85%. Mặc dù vậy do điều kiện chăm sóc cây được nâng cao dần, người dân không còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, việc sử dụng giống GT1 có tính ổn định năng suất nhưng không cao cũng bắt đầu giảm dần chuyển sang sử dụng giống PB260 có năng suất mủ cao hơn.

2.1 1.8 1.81 1.73 1.5 1.46 1.2 0.9 2018 2019 2020 ước đ tạ 2021 1.58

4.1.2 Năng suất, chất lượng mủ cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu

Cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu chủ yếu mới đưa vào khai thác trong khoảng 5 - 6 năm vừa qua. Trong đó chủ yếu giống PB 260 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình sản xuất, các hộ dân đã áp dụng nhiều kỹ thuật chăm sóc, cải tạo mới và tiên tiến, sử dụng các loại giống tốt đã làm cho sản lượng mủ ngày càng tăng lên. Giống PB260 sinh trưởng khá và sản lượng mủ cao trên nhiều môi trường, ít nhiễm bệnh lá phấn trắng, thích hợp cho vùng cao. Còn giống GT1 sinh trưởng kém hơn giống PB260 nên sản lượng mủ cũng ít hơn.

Năng suất mủ tươi cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu đang tăng lên qua các năm (Biểu đồ 4.1). Năm 2018 do đang trong giai đoạn khai thác cao su non, bình quân năng suất đạt 1,46 tấn/ha. Năm 2019 năng suất mủ tăng lên 1,58 tấn/ha, tăng 0,9 tấn/ha với năm 2018 và đến năm 2020 năng suất mủ cao su tươi đã đạt đạt 1,73 tấn/ha. Theo báo cáo của xã Tây Hiếu, đến năm 2021 cây cao su bước vào giai đoạn khai thác trưởng thành, năng suất ước tính đạt 1,81 tấn/ha. Như vậy, bình quân giai đoạn 2018-2021, năng suất mủ cao su tươi tăng mỗi năm gần 7,43%.

Những năm qua, năng suất mủ cao su tươi đang tăng lên theo từng năm, mang lại nguồn thu nhập từ ổn định đến khá cho nhiều hộ gia đình. Thấy được giá trị to lớn của cây cao su mang lại người dân xã Tây Hiếu đang ngày càng mở rộng thêm diện tích cây cao su tại địa phương. Quy mô canh tác cao su lớn sẽ khuyến khích được các hộ đầu tư thâm canh, chọn các loại giống cao su mới tốt và tiết kiệm được các chi phí sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Biểu đồ 4.1 Năng suất mủ tươi cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, 2018- 2021

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021)

Tấ

n

/h

4.1.3 Tình hình tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu

Trước khi tiến hành phát triển sản xuất cây cao su, nhiều hộ gia đình còn e ngại về vấn đề tiêu thụ sản phẩm nên không mạnh dạn đầu tư và mở rộng quy mô đầu tư. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy, thị trường đầu ra cho sản phẩm mủ cao su hiện nay đang khá ổn định và được đảm bảo bởi doanh nghiệp. Tham gia thu mua sản phẩm mủ Cao su của các hộ gia đình trên địa bàn xã Tây Hiếu hiện nay gồm có: Công ty TNHH một thành viên cà phê cao su Nghệ An (Công ty cà phê cao su Nghệ An) và các thương lái địa phương. Để khuyến khích các hộ dân trồng cao su, Công ty cà phê cao su Nghệ An đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các hộ sản xuất như: hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư và phân bón theo hình thức cho vay trong quá trình sản xuất với giá cả phù hợp và tiền nợ được trừ dần qua các tháng họ bán mủ cho công ty.

Qua bảng 4.2 ta thấy, do diện tích cao su KD ngày càng được tăng lên và cây cao su đang vào giai đoạn khai thác trưởng thành, đến năm 2020 tổng sản lượng mủ cao su đạt hơn 1.028 tấn, tăng gần 2,3 lần so với sản lượng năm 2018 là gần 458 tấn. Bình quân giai đoạn 2018 – 2020, sản lượng mủ cao su tăng 48,22 %/năm.

Bảng 4.2 Tình hình sản lượng mủ cao su của xã Tây Hiếu giai đoạn 2018 - 2020

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu SL (Tấn) CC (%) SL (Tấn) CC (%) SL (Tấn) CC (%) 19/18 20/19 BQ Tổng sản lượng mủ cao su 458,5 100,00 653,9 100,00 1.028,7 100,00 142,60 157,32 149,78 Sản lượng bán cho công ty 371,5 81,02 501,3 76,66 707,1 68,74 134,93 141,07 137,96 Sản lượng bán

cho thương lái địa phương

87,0 18,98 152,6 23,34 321,6 31,26 175,37 210,70 192,22 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021)

Kênh tiêu thụ mủ cao su hiện nay chủ yếu vẫn là bán cho công ty cà phê cao su Nghệ An, sau đó mới bán cho các thương lái thu gom tại địa phương. Tuy nhiên cơ cấu nguồn thu mua cũng đang thay đổi qua các năm. Cụ thể: năm 2018 tỷ lệ sản lượng bán cho công ty chiếm trên 81%, nhưng đến năm 2020 tỷ lệ này giảm chỉ còn khoảng gần 69%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do phần lớn các hộ nông dân đã quen với hình thức sản xuất quy mô nhỏ, trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý thấp. Khi thương lái thu mua với giá cao hơn, người dân đã chuyển sang bán cho thương lái, nhiều hộ dân mặc dù đã ký hợp đồng với công ty, nhưng vì cái lợi trước mắt vẫn phá hợp đồng và bán ra ngoài, từ đó hay xảy ra tình trạng “đứt gánh giữa đường” giữa doanh nghiệp và người sản xuất.

Bên cạnh đó, các hộ trồng cao su hiện nay cũng ít được tiếp cận thông tin thị trường, còn bị động và phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường, chưa nắm rõ quy luật cầu cung, không có chiến lược định hướng lâu dài, khi sản phẩm nào đem lại lợi ích cao thì đổ xô vào sản xuất, do đó gặp nhiều rủi ro trong tiêu thụ.

4.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại các hộ điều tra

4.2.1 Thông tin chung của các hộ điều tra

Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn 60 hộ sản xuất cao su thuộc 3 đội: đội Hưng Tây, đội Hưng Nam và đội Hưng Xuân. Đây là những đội trồng nhiều cao su trên địa bàn huyện, trồng tập trung không manh mún, có thuận lợi về điều kiện đất đai và có quy mô diện tích lớn. Đề tài tiến hành điều tra mỗi đội 20 hộ, thu nhập chính của các hộ này chủ yếu từ trồng cây cao su. Đặc điểm cụ thể của các hộ sản xuất cây cao su được thể hiện qua bảng 4.3.

Có thể thấy, độ tuổi trung bình của các chủ hộ tại các đội điều tra là 46,9 tuổi, trong đó đội Hưng Tây độ tuổi bình quân cao nhất là khoảng 48,3 tuổi và đội

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 60)