Nguồn vốn sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 96 - 97)

Nếu đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp thì vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh chứ không riêng gì phát triển sản xuất cây cao su. Các hộ gia đình cần một lượng vốn nhất định để có thể đầu tư áp dụng những khoa học kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng và năng suất mủ nước đạt được hiệu hiệu quả cao. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.

Qua số liệu điều tra, vốn bình quân của một hộ là 143 triệu đồng, đây là số vốn đảm bảo cho việc xây dựng cơ bản vườn cao su, trong đó vốn vay là 89,47 triệu đồng chiếm 62,57% gồm có vay của công ty 43,32 triệu đồng chiếm 48,42%, vay ngân hàng 29,68 triệu đồng chiếm 33,17% và vay từ bạn bè và người thân trong gia đình 16,47 triệu đồng. Vốn tự có cao nhất là 53,53 triệu đồng chiếm 37,43%. Vì ý thức được thời kỳ kinh doanh của cây cao su kéo dài và vai trò quan trọng của những năm KTCB đối với thời kỳ kinh doanh sau này nên các hộ gia đình đã đầu tư mọi nguồn lực vào việc chăm sóc cho vườn cây. Các hộ gia đình phải vay vốn thêm từ ngân hàng, công ty với lãi suất 0,78% trong 36 tháng do các khoản vay từ công ty được trừ dần qua các tháng bán mủ cho Công ty.

Bảng 4.15 Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư thời kỳ KTCB của các hộ điều tra năm trong 5 năm (2010-2015)

Nguồn vốn Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%)

Tổng số vốn 143,00 100,00 1. Vốn vay 89,47 62,57 - Công ty 43,32 48,42 - Ngân hàng 29,68 33,17 - Bạn bè, gia đình 16,47 18,41 2. Vốn tự có 53,53 37,43

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021) Qua việc vay vốn của các hộ cho thấy họ đã dần nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su và mức độ đầu tư cho cây trồng vào giai đoạn Kiến thiết cơ bản (KTCB) là cực kì quan trọng. Vốn tự có của các hộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn kinh doanh (chiếm 37,43%) các hộ gia đình thấy được tầm quan trọng của cây cao su và tâm lý là vay nhiều thì phải trả nợ nhiều, nên các hộ gia đình tự bỏ vốn để trồng cao su.

Cây cao su là cây lâu năm, có chu kỳ khai thác dài, thời gian KTCB kéo dài 5 - 7 năm và trong thời gian này cây cao su chưa cho khai thác nên chưa có thu nhập. Do vậy, điều quan trọng là các hộ trồng cao su cần phải đảm bảo nguồn vốn để đầu tư chăm sóc vườn cây. Do diện tích cao su của các hộ gia đình không giống nhau nên mức đầu tư của các hộ cũng không giống nhau. Vì vậy chỉ tiêu vốn bình quân cho 1 ha sẽ phản ánh có ý nghĩa. Để có cái nhìn cụ thể hơn về chi phí đầu tư cho thời kỳ KTCB, tác giả đã tiến hành điều tra mức độ đầu tư của các hộ gia đình trồng cao su ở xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w