Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn 60 hộ sản xuất cao su thuộc 3 đội: đội Hưng Tây, đội Hưng Nam và đội Hưng Xuân. Đây là những đội trồng nhiều cao su trên địa bàn huyện, trồng tập trung không manh mún, có thuận lợi về điều kiện đất đai và có quy mô diện tích lớn. Đề tài tiến hành điều tra mỗi đội 20 hộ, thu nhập chính của các hộ này chủ yếu từ trồng cây cao su. Đặc điểm cụ thể của các hộ sản xuất cây cao su được thể hiện qua bảng 4.3.
Có thể thấy, độ tuổi trung bình của các chủ hộ tại các đội điều tra là 46,9 tuổi, trong đó đội Hưng Tây độ tuổi bình quân cao nhất là khoảng 48,3 tuổi và đội Hưng Xuân có độ tuổi bình quân thấp nhất là 45,7 tuổi. Tham gia sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn xã hầu hết thuộc độ tuổi trung niên, còn độ tuổi thanh niên thường đi học tập và làm ăn ở các địa phương khác, rất ít người trẻ làm việc tại quê và đặc biệt là đối với nghề trồng cây cao su.
Về trình độ học vấn, các chủ hộ sản xuất cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu đa phần mới học xong cấp 2 (tỷ lệ trình độ cấp Trung học cở sở gần 47%), tiếp sau đó là
Tiểu học chiếm 36,67% và chỉ có gần 17% chủ hộ có trình độ Trung học phổ thông. Trong đó, các hộ ở đội Hưng Tây thuộc vùng miền núi vì thế mà quá trình học tập có người dân cũng nhiều hạn chế hơn so với các đội còn lại ở vùng trung du.
Về tình hình nhân khẩu và lao động, hiện nay trong gia đình của đội điều tra thì mỗi hộ có từ 3 - 5 người và có từ 1 - 2 lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cây cao su. Bình quân nhân khẩu mỗi hộ có 4,19 người và bình quân lao động tham gia trực tiếp sản xuất cao su là 1,49 người/hộ. Trong đó, đội Hưng Xuân là đội có số lao động tham gia trồng cao su đông hơn so với 2 đội còn lại. Những người tham gia trồng cây cao su của hộ là những người làm việc trực tiếp và lao động chính, còn đến mùa thu hoạch mủ hầu hết các hộ đều phải đi thuê thêm người cạo mủ hoặc bán trực tiếp cho công ty rồi phía công ty sẽ trực tiếp cho người vào cạo mủ và cân mủ ngay tại vườn cao su.
Bảng 4.3 Đặc điểm chung các hộ sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu
Chỉ tiêu ĐVT Hưng Tây Hưng Nam Hưng Xuân BQ Số hộ điều tra Hộ 20 20 20
Độ tuổi bình quân của chủ hộ Năm 48,3 46,6 45,7 46,9 Trình độ văn hóa của chủ hộ
- Tiểu học % 50,00 25,00 35,00 36,67
- THCS % 40,00 55,00 45,00 46,67
- THPT % 10,00 20,00 20,00 16,67
Số khẩu/gia đình Khẩu/hộ 4,19 4,02 4,36 4,19 Số lao động tham gia sản xuất cây
cao su/hộ
Lao
động/hộ 1,36 1,23 1,89 1,49 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021)
4.2.2 Mở rộng diện tích sản xuất cây cao su của các hộ điều tra
a/ Diện tích trồng cao su của các hộ
Diện tích trồng cây cao su của các hộ trên địa bàn xã Tây Hiếu giai đoạn năm 2018 - 2020 được thể hiện qua bảng 4.5, ta thấy diện tích trồng cao su của các hộ điều
tra có xu hướng tăng lên qua các năm. Bình quân diện tích cao su ở các hộ điều tra năm 2018 là 1,75 ha/hộ, đến năm 2020 tăng lên là 2,23 ha/hộ (tăng 0,48 ha/hộ), tốc độ tăng bình quân đạt 12,88%/năm trong giai đoạn 2018-2020. Diện tích trồng cây cao su được chia theo đội và chia theo quy mô cụ thể như sau:
Xét theo đội, năm 2020, đội Hưng Nam là đội có quy mô trồng cao su lớn nhất toàn xã với bình quân 2,39 ha/hộ, cũng là đội có tốc độ tăng mạnh nhất về diện tích cao su trong ba đội với 20,73%/năm trong giai đoạn 2018-2020. Tiếp sau đó là đội Hưng Tây với diện tích cao su bình quân là 2,23 ha/hộ, tốc độ tăng bình quân đạt 10,71%/năm trong giai đoạn 2018 - 2020. Đội Hưng Xuân có quy mô thấp nhất là 2,08 ha/hộ, tốc độ tăng bình quân đạt 8,71%/năm.
Xét về quy mô, hầu hết các hộ đều có quy mô hơn 2 ha. Nguyên nhân là do đặc điểm có cây cao su có trồng lâu năm, thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài vì thế mà hộ thường lựa chọn trồng quy mô lớn để tiện công đầu tư hơn so với trồng ít. Đến năm 2020, các hộ có quy mô dưới 2 ha đạt diện tích bình quân là 1,56 ha/hộ và các hộ có quy mô trên 2 ha có diện tích bình quân đạt 2,91 ha/hộ.
Bảng 4.4 Diện tích trồng cao su của các hộ điều tra giai đoạn 2018-2020
ĐVT: ha/hộ
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Phát triển BQ
Bình quân chung 1,75 2,06 2,23 112,88
I. Chia theo đội
1. Hưng Tây 1,53 2,12 2,23 120,73 2. Hưng Nam 1,95 2,15 2,39 110,71 3. Hưng Xuân 1,76 1,92 2,08 108,71
II. Chia theo quy mô
1. Từ 2 ha trở xuống 1,27 1,51 1,56 110,83 2. Trên 2 ha 2,51 2,84 2,91 107,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021) Nhìn chung, quy mô của các hộ tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 12,88%. Trong đó xã Hưng Tây là xã có tốc độ phát triển bình quân cao nhất đạt 20,73%
sau đó là xã Hưng Nam đạt 10,71%. Còn xét theo quy mô thì tốc độ phát triển bình quân của hộ có diện tích từ 2ha trở xuống tăng cao hơn đạt 10,83% so với hộ có quy mô trên 2ha. Nguyên nhân là do nguồn vốn của các hộ trên địa bàn có hạn vì thế mà việc mở rộng quy mô lớn sẽ gặp khó khăn hơn so với quy mô nhỏ, và cao su là cây trồng có thời kỳ kiến thiết cơ bản lâu nên người dân địa phương chưa thực sự dám bỏ số lượng vốn lớn để đầu tư.
b/ Biến động diện tích trồng cao su của các hộ
Trong sản xuất trồng cây cao su, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với các hộ sản xuất. Có thể nói nguồn lực đất đai là điều kiện tiên quyết, quyết định và ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất cũng như quy mô sản xuất của các hộ gia đình. Bảng 4.5 Biến động diện tích cao su của các hộ điều tra chia theo đội năm 2020 Hưng Tây (n=20) Hưng Nam (n=20) Hưng Xuân (n=20) Tổng Chỉ tiêu SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Số hộ có diện tích tăng 8 40,00 11 55,00 5 25,00 24 40,00 Số hộ có diện tích không đổi 4 20,00 2 10,00 12 60,00 18 30,00 Số hộ có diện tích giảm 8 40,00 7 35,00 3 15,00 18 30,00 Diện tích chuyển đổi
(ha) 14,76 18,61 9,55 42,92
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021) Qua kết quả tại bảng 4.5 ta thấy, diện tích tăng giảm và chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng cây cao su trên địa bàn có nhiều biến động qua các năm. Năm 2020 trên địa bàn có 24 hộ tăng diện tích trồng cao su trong tổng 60 hộ điều tra (chiếm 40%), trong đó có 8 hộ tại đội Hưng Tây, 11 hộ tại đội Hưng Nam và 5 hộ tại đội Hưng Xuân. Hầu hết, các hộ gia đình ở các xóm mở rộng diện tích bằng cách chuyển đổi cây trồng. Tổng diện tích chuyển đổi cây trồng tại các hộ điều tra là 42,92ha, trong đó đội Hưng Tây có diện tích chuyển đổi cao nhất là 14,76ha, tiếp đến là đội
Hưng Nam và đội Hưng Xuân lần lượt có diện tích chuyển đổi là 18,61ha và 9,55ha. Người dân ở đây đã mạnh dạn mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng ngắn ngày sang trồng cây cao su để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mình. Trước đây người dân thường trồng các loại cây ngắn ngày như sắn,.. nhưng thu nhập của những cây này quá thấp, không mang lại được giá trị kinh tế cao nên người dân chuyển đổi các loại cây ngắn ngày sang trồng cây cao su. Chỉ trồng xen các loại cây sắn ở những nơi trồng mới cây cao su để tăng thêm thu nhập. Trồng xen canh các loại cây ngắn ngày cũng tăng thêm thu nhập cho hộ dân trong các tháng chưa cạo mủ cao su thì người dân có thêm thu nhập từ các cây trồng xen canh.
Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình không thể mở rộng được diện tích cây cao su vì thiếu nguồn đất chuyển đổi cây trồng. Trong 60 hộ điều tra, có đến 18 hộ có diện tích không đổi và có 18 hộ có diện tích bị giảm chủ yếu do đất bị lấy ra chuyển đổi sang các mục đích khác.
4.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn giống mới trong sản xuất cây cao su
Cao su là cây lâu năm nên thời gian chọn tạo giống rất dài (trên 20 năm) và rất tốn kém. Việc chọn giống có vai trò hết sức quan trọng trong cả quá trình sản xuất rất dài của cây cao su, quyết định tới năng suất, chất lượng mủ cao su. Các giống mới gần đây đã được các hộ gia đình đưa vào sản xuất và đạt năng suất tăng dần. Một số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định ở một số vùng ít thuận lợi vẫn được duy trì để tránh rủi ro cho người trồng.
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng giống cây cao su mới tại các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Hưng Tây (n=20) Hưng Nam (n=20) Hưng Xuân (n=20) Tổng Số hộ trồng giống mới PB-235 Hộ 5 8 2 15 Tỷ lệ trồng giống mới % 25,00 40,00 10,00 25,00 Diện tích sử dụng
giống mới tăng lên Ha 4,50 6,16 1,62 12,28 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021)
Qua bảng 4.6 ta có thể thấy nhiều hộ trên địa bàn áp dụng giống cao su mới với mục đích nâng cao năng suất canh tác. Ngoài 2 giống cao su truyền thống đang cho thu hoạch là giống PB-260 và giống GT-1, hiện nay đã có nhiều hộ áp dụng trồng bổ sung giống mới PB-235. Đây là giống có năng suất khá cao và ổn định ở nhiều vùng, sinh trưởng khỏe. Thấy được triển vọng của loại giống này, các hộ gia đình đã trồng thêm nhiều ha loại giống này vì giống cây này cho năng suất, sản lượng và chất lượng mủ cao. Đội Hưng Tây có 5 hộ áp dụng giống mới chiếm 25% tổng số hộ điều tra. Tăng cường sử dụng giống mới sẽ tạo ra nhiều năng suất hơn, ở đội Hưng Nam các cây cao su bị chết đi thì họ trồng thêm các giống cao su có sức kháng bệnh tốt hơn, tạo ra được nhiều năng suất hơn. Đối với đội Hưng Nam có 8 hộ sử dụng giống mới vào sản xuất chiếm 40% số hộ điều tra của đội. Đội Hưng Xuân là đội có số hộ trồng giống mới thấp nhất trong 3 đội, điều tra 20 hộ trồng cao su thì chỉ có 2 hộ có trồng giống cao su mới, chiếm 10% số hộ điều tra của đội.
Hiện nay, đa phần hộ gia đình vẫn sử dụng các loại giống cũ, họ cho rằng các loại giống lâu năm vẫn tốt hơn các loại mới, năng suất mủ vẫn còn nên không cần phải sử dụng nhiều giống mới. Mỗi hộ gia đình có những ý kiến khác nhau trong việc sử dụng giống cây cao su. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại giống cao su, có giống phù hợp cho trồng ở vùng đất đồi núi, có giống lại phù hợp cho trồng ở các vùng đất thấp, chẳng hạn ở vùng đất bazan thì nên trồng loại giống nào để cho năng suất cao.
4.2.4 Tình hình áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất cao su
a/ Kỹ thuật chăm sóc:
Để vườn cây cao su đạt năng suất cao vừa đạt chất lượng tốt thì hướng tiêu chuẩn về vật tư chăm sóc vườn cao su dưới sự hướng dẫn khuyến nông, công ty:
Bảng 4.7 Quy định sử dụng phân bón hóa học trong trồng cao su
Thời kỳ Năm (g/gốc/năm)NPK (g/gốc/năm)Lân (g/gốc/năm)Kali
< 1 14 78 11
Kiến thiết cơ
bản 1-3 30 83 9 4-6 33 44 7 Thời kỳ kinh doanh 1-10 500-630 470-593 175-222 11-20 600-730 570-700 275-322 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021)
* Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
- Lượng phân bón dành cho cây dưới 1 năm sẽ là 14g NPK/gốc/năm, 78 gSuper Lân/gốc/năm và 11g KCI/gốc/năm.
- Lượng phân bón dành cho cây từ 1 đến 3 năm tuổi sẽ là 30g NPK/gốc/năm, 83g Super Lân/gốc/năm và 9g KCI/gốc/năm.
- Lượng phân bón dành cho cây cao su 6 năm tuổi sẽ là 33g NPK/gốc/năm, 44g Super Lân/gốc/năm và 7g KCI/gốc/năm.
- Thời kỳ bón: Cây cao su dưới 1 năm sẽ bón thành 3 lần: Lần 1 vào đầu mua mưa lúc bắt đầu ra lá mới (tầng lá thứ nhất) hãy bón 40% các loại phân. Lần 2 sau đợt bón phân lần 1 một tháng với 30% các loại phân. Lần 3 hãy bón vào tháng 9 hoặc 10 với 30% lượng phân bón còn lại. Tiến hành chọn phương pháp bón xới đất nhẹ xung quanh vùng tán lá gốc cây cao su và lấy đất lại.
* Giai đoạn kinh doanh
- Từ năm cạo thứ 1 đến thứ 10: Người dân địa phương dùng 500-630g NPK + 470-593g Super lân + 175-222g KCl/gốc/năm.
Chia làm 2 lần bón đó là bón thứ 1 đầu mùa mưa 60% những phân bón từng loại và lần 2 từ tháng 9 hoặc tháng 10 bà con bón 40% các loại phân còn lại.
Phương pháp bón thì bà con tiến hành xới lớp đất rộng khoảng 0,8 đến 1m giữa hai hàng rồi bón phân và lấp đất lại.
- Từ năm thứ 11 đến năm thứ 20: Tiến hành bón thêm mỗi gốc tăng từ 100 đến 200g phân NPK.
Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cao su được người dân áp dụng tương đối tốt nhất là những năm gần đây. Một mặt do chính sách phổ biến quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc của Công ty được chú trọng hơn, ngoài ra kinh nghiệm chăm sóc cây của các nông hộ cũng được tích lũy dần qua các năm. Điều này thể hiện rõ là chất lượng mủ cao su trong những năm gần đây rất ổn định, khoảng 28% tức là 28kg mủ khô trên 100kg mủ tươi.
Bảng 4.8 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV bình quân 1 ha cao su tại các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển (%) 19/18 20/19 BQ
1. Phân hữu cơ Tấn/h
a 2,36 2,41 2,68 102,1 2 111,2 0 106,5 6 Đạ m Kg/ha 85,5 98,3 98,6 114,9 7 100,3 1 107,3 9
2. Phân hóa học Lân Kg/ha 104, 9 131, 5 141, 9 125,3 6 107,9 1 116,3 1 Kali Kg/ha 60,7 81,5 79,1 134,2 7 97,06 114,1 5
3. Thuốc trừ sâu Kg/ha 2,65 2,65 2,51 1,98 94,72 78,88 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021)
Kết quả điều tra tại bảng 4.8 ta có thể thấy được tình hình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu của các hộ trên địa bàn theo bình quân 1ha, tiêu chuẩn của công ty đề ra ta có thể thấy người dân đã bắt đầu áp dụng quy trình chăm bón cây cao su đúng mức hơn, ý thức của người dân đã được nâng cao dần. Năm 2018 lượng phân hữu cơ sử dụng cho cây cao su là 2,36 tấn/ha. Năm 2019 là 2,41 tấn/ha và năm 2020 là 2,68 tấn/ha. Bình quân mỗi năm tăng 6,56%. Sự đầu tư tăng vọt cho thấy nhận thức của người dân đã được cải thiện rất lớn, không những để đảm bảo cho cây cao su có sức sinh trưởng trong thời kì kinh doanh mà còn đảm bảo tỉ trọng mủ đạt yêu cầu của công ty nhờ đó giá mủ được đảm bảo mang lại lợi nhuận tốt cho người dân.
Không những đầu tư về phân hữu cơ, lượng phân bón hóa học cũng được chú trọng dần trong những năm gần đây. Theo bảng thống kê có thể thấy được định mức sử dụng phân hóa học cũng dần tăng, đáp ứng đủ nhu cầu cho cây theo tiêu chuẩn đề ra. Trong năm 2020 lượng phân bón hóa học lần lượt là: Đạm 103,6 kg/ha; lân: 285,9 kg/ha; kali là 104,1 kg/ha, lượng phân bón trên đã tương đối đáp ứng đủ nhu