Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 91 - 94)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển vùng cây cao su trên xã Tây Hiếu còn chậm, và tình trạng sản xuất manh mún là do thiếu lao động làm nông nghiệp, đặc biệt lúc thời vụ. Một nghịch lý là ở nông thôn hiện đang có tình

trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm, nhưng đối với lĩnh vực nông nghiệp vẫn thiếu lao động

55 50 45 40 35 30 H Ư N G T Â Y H Ư N G N A M H Ư N G X U Â N B Ì N H Q U Â N

do sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp người lao động không muốn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và có xu hướng chuyển sang làm các ngành nghề khác. Thêm vào đó quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá đã thu hút lực lượng lớn lao động trẻ, khoẻ từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp.

Biểu đồ 4.4 Độ tuổi bình quân của chủ hộ tại các hộ hộ điều tra

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021) Theo số liệu thống kê cho thấy lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của xã Tây Hiếu có xu hướng giảm qua các năm. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trên phạm vi cả nước cũng đã thu hút lực lượng lớn lao động tự do khu vực nông nghiệp, nông thôn đi làm ăn xa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, đi làm ăn xa bên cạnh những mặt tích cực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến số lượng và chất lượng lao động làm nông nghiệp.

Qua biểu đồ 4.4 ta thấy hầu hết, những chủ hộ tại các hộ trồng cao su trên địa bàn xã hiện nay đều ở độ tuổi trung niên (45-50 tuổi), ngoài việc trồng lúa thì hộ trồng cây cao su còn đối với những lao động có độ tuổi dưới 40 tuổi họ thường lựa chọn đi làm tại các công ty hoặc đi làm ăn xa quê. Nhình chung chất lượng lao động hạn chế, năng suất lao động thấp. Hầu như họ đều phải đi thuê lao động vào mùa thu hoạch cạo mủ cao su hoặc công việc nặng như làm đất, thu hoạch, vận chuyển thiếu người làm.

Hộp 4.3 Trình độ học vấn của các hộ trồng cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu

4 8 .3 4 6 .6 4 5 .7 46.9

Thời trước chúng tôi không được học hành nhiều nên chúng tôi chỉ được học nhiều nhất là hết cấp 2, sau đó đi bộ đội và về sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi phát triển nông nghiệp chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và học hỏi qua tivi đài báo chứ chưa có cơ hội được tham gia các lớp học bàn bản do đó mà trình độ của chúng tối cũng còn nhiều hạn chế, chưa bắt kịp được các khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp nói chung và đối với cây cao su nói riêng.

Nguồn: Ông Nguyễn Văn Tám, 43 tuổi đội Hưng Nam

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w