Trình độ kỹ thuật của người sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 96)

Khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải tiến chất lượng, năng suất, hiệu quả và là yếu tố quan trọng đối với phát triển vùng nguyên liệu. Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất và chế biến, bao gồm chọn tạo giống, quy trình kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu mủ, kỹ thuật và công nghệ chế biến. Mức độ cải tiến công nghệ trong sản xuất cây cao su phụ thuộc khá nhiều vào năng lực nghiên cứu của các cơ quan và người sản xuất.

Cây cao su cũng là một trong những cây trồng chủ lực của thị xã Thái Hòa nói chung và xã Tây Hiếu nói riêng, thể hiện rõ mối liên liên kết “4 nhà – nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông". Từ các khâu ươm trồng, chăm sóc, thu mủ,… đều có “bàn tay” của các cán bộ khoa học hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng. Góp sức cùng với nông dân huyện trồng cây cao su có cán bộ lãnh đạo hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện sản xuất cây cao su.

Trong đó, Công ty cung cấp cho bà con những giống cây cao su mới, liên tục được khảo nghiệm nhiều giống cao su đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Với những giống mới trồng lần đầu sẽ được công ty cam kết nếu mất sản lượng, công ty sẽ đền bù cho bà con nông dân, với chất lượng giống tốt và đảm bảo kỹ thuật trồng, chưa năm nào các cây cao su ở xã bị mất mùa. Tuy nhiên, ở trên một số địa bàn trong xã trồng cây cao su, vẫn còn nhiều hộ sản xuất theo tập quán cũ, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ở một số vùng còn hạn chế nên việc thực hiện quy trình kỹ thuật chưa triệt để, chưa tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, bón phân chưa đúng quy trình,

trồng hàng đôi (trong khi kỹ thuật yêu cầu trồng hàng). Đồng thời, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng giống tự để cho việc sản xuất cây cao su, dẫn đến cây dễ bị nhiễm sâu bệnh, năng suất, chất lượng thấp.

Công tác khuyến nông đã được các cấp chính quyền của thị xã quan tâm. Việc đầu tư cho công tác khuyến nông, ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước cấp, người sản xuất còn nhận được sự hỗ trợ lớn từ các chương trình, dự án như chương trình khuyến nông quốc gia, chương trình giảm nghèo, dự án giống… Đây là điều kiện tốt giúp nông dân tăng cường khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây cao su để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, trong năm 2020 đã có 15 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cây cao su được mở với sự tham gia của 899 hộ nông dân và sự hướng dẫn của 5 cán bộ kỹ thuật. Tuy vậy, hoạt động khuyến nông còn một số hạn chế như:

Bảng 4.14 Số lớp tập huấn cho cán bộ và người dân về trồng cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu năm 2020

STT Đối

tượng Số lớp

Số người

tham gia Nội dung tập huấn

1 Cán bộ 2 5

- Tiếp cận kỹ thuật chăm sóc mới - Công tác chuyển giao công nghệ sản xuất

- Tiếp cận thị trường thế giới

2 Người

dân 13 899

- Kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh

- Kỹ thuật thu hoạch

- Khả năng tiếp cận thị trường

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2021) - Số lớp tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực cây cao su còn ít, đội ngũ cán bộ khuyến nông còn mỏng, trình độ cán bộ khuyến nông cấp xã còn hạn chế;

- Việc phát triển đội ngũ cộng tác viên còn yếu, chưa có sức hút lôi cuốn sự tham gia;

yếu, hình thức nghèo nàn;

- Số hộ trồng cây cao su tham dự các lớp tập huấn khuyến nông còn thấp. Do đó, tác động của chương trình khuyến nông đối với thực tiễn sản xuất nguyên liệu ở các hộ nông dân chưa thực sự hiệu quả. Điều này cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến phát triển vùng cây cao su trên địa bàn thị xã.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã tây hiếu, thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w