Điều kiện tự nhiên là những yếu tố tự nhiên có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế gia đình. Trong thời gian vừa qua thời tiết biến đổi thất thường mưa lớn, hạn hán diễn, rét đậm, rét hại, diễn ra liên tục, thời tiết thay đổi bất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của cây cao su. Biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết bất thường là điều kiện phát sinh các dịch bệnh trên cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình Nhiệt độ: cao su là cây trồng nhiệt đới nên cần nhiệt độ cao và nhiệt độ tối thiểu là từ 25 - 300C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây trở ngại cho quá trình chảy mủ khi khai thác. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C hạt giống sẽ mất sức nảy mầm hoàn toàn, nhiệt độ này kéo dài còn gây rối loạn hoạt động trao đổi chất và cây sẽ chết. Ở nhiệt độ thấp hơn 50C cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức độ tối đa, nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 - 5 giờ sáng) giúp cây cho sản lượng mủ cao nhất.
Lượng mưa và độ ẩm không khí: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa từ 1800 - 2500 mm/năm. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100 - 150 ngày. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cao su là trên 75%, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác.
Hộp 4.2 Ý kiến của người dân về điều kiện thời tiết trên địa bàn xã Tây Hiếu
Vùng Nghệ An do những ảnh hưởng của gió Lào, nắng nóng nhiệt độ bình quân 300C mùa hè nắng nóng độ ẩm khoảng 75%, đất đồi, lượng mưa 1800 - 2500 mm/năm rất phù hợp cho trồng cây cao su.
Nhìn chung, xã Tây Hiếu là xã thuộc thị xã Thái Hòa phù hợp để phát triển sản xuất cây cao su. Chính vì thế trong thời gian tới UBND thị xã Thái Hòa cần có những chính sách phù hợp hỗ trợ người dân trong quá trình phát triển trồng cây cao su.