Việc quy hoạch vùng sản xuất hợp lý sẽ là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển sản xuất cây cao su, bởi lẽ cao su là cây công nghiệp lâu năm thời gian 30- 40 năm, tán rộng, thân gỗ không thể muốn chặt bỏ là chặt ngay được. Đồng thời khi vườn cây bước vào TKKD thì việc quy hoạch hệ thống giao thông nội vùng hợp lý trước đó sẽ giúp cho việc khai thác và tiêu thụ mủ Cao su nhanh chóng, nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất cho các nông hộ. Mặt khác, công tác phòng hộ gió bão và phòng cháy chữa cháy sẽ thuận lợi hơn.
25.00
Đồng bộ Ch aư đ ngồ bộ
75.00
Biểu đồ 4.3 Ý kiến đánh giá của người dân về công tác quy hoạch trên địa bàn xã Tây Hiếu
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021) Công tác quy hoạch vườn cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu chưa đồng bộ với 45 ý kiến (chiếm 75%), ban đầu chỉ xác định vùng nào có đất nhiều rồi tiến hành phân chia cho người dân để trồng Cao su, điều này dễ phân tán vườn cây, mức độ tập trung hóa không đều dẫn tới việc xây dựng các hệ thống phòng hộ cũng như đường giao thông nội vùng lên lô cao su gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưỏng rất lớn trong việc sản xuất và khai thác mủ cao su của người dân. Hiện nay, khi người dân đã thấy được hiệu quả của cây cao su và muốn mở rộng thêm thì quỹ đất trên địa bàn xã giảm mạnh và không còn để mở rộng thêm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục vụ cho phát triển một số ngành kinh tế khác. Xác định cao su là cây công nghiệp mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm hàng hóa có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, việc xem xét diện tích, thổ nhưỡng đất đai để quy hoạch, phát triển loại cây này trên địa bàn vừa là cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.