Trên cơ sở nghiên cứu kết quả sản xuất cao su với sự tham gia trực tiếp của những hộ nông dân trồng cao su, tác giả đã thu được bảng phân tích về những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội, thách thức của hộ trồng cao su của xã, từ đó tổng hợp thành bảng phân tích SWOT.
Bảng 4.16 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất cây cao su
S – Strengths (Điểm mạnh) W – Weakness (Điểm yếu)
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi - Nguồn lao động dồi dào
- Hộ nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất cây cao su
- Cây cao su trồng trên địa bàn cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Đầu tư ban đầu lớn (phân bón, công chăm sóc,…), nhiều hộ gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc không mạnh dạn đầu tư. - Có nhiều sâu bệnh, cần nhiều biện pháp phòng trừ thích hợp, chất lượng giống vẫn chưa tốt.
- Trình độ dân trí của lao động còn chưa cao và không đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống.
- Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng sản phẩm, giá cả. Còn bị ép giá trong quá trình mua bán.
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ và còn rải rác.
O – Opportunities (Cơ hội) T – Threats (Thách thức)
- Sản phẩm được các công ty thu mua cao su ưa chuộng.
- Đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người nông dân so với các cây trồng khác
- Phát huy tiềm năng vốn có về sản xuất cây lấy mủ cao su ở địa phương
- Sự biến đổi về khí hậu
- Luôn phải cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã sản phẩm với vùng khác.
- Người sản xuất gặp khó khăn khi thị trường biến đổi nhu cầu, giá cả bất ổn, tâm lý bất an khi sản xuất.
- Chưa giải quyết được vấn đề đầu vào cũng như đầu ra trong thời gian lâu dài
Bảng 4.17 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất cây cao su
SWOT S W
O Chiến lược S – O
- Khai thác tiềm lực về tài nguyên và con người.
- Xây dựng điểm trồng cao su với quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Phát huy đúng thế mạnh tiềm năng của cây cao su
Chiến lược W – O
- Sản xuất tập trung.
- Nâng cao chất lượng đồng đều ở sản phẩm.
- Đảm bảo bao tiêu sản phẩm. - Tận dụng hỗ trợ từ chính sách.
S Chiến lược S – T
- Đa dạng hóa sản phẩm, thị trường.
- Xây dựng nhà máy bảo quản mủ cao su
Chiến lược W – T
- Nâng cao giá trị sản phẩm, giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm.
- Tăng cường, hỗ trợ tập huấn cho hộ nông dân kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch mủ cao su
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2021)
4.4 Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
4.4.1 Quan điểm phát triển sản xuất cao su nguyên liệu
- Phát triển sản xuất cao su là nhiệm vụ chiến lược của khu vực trung du và miền núi tỉnh Nghệ An nói chung và thị xã Thái Hòa nói riêng trong quá trình đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
- Phát triển sản xuất cao su phải đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các cấp chính quyền để tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, xoá đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát triển sản xuất cao su nguyên liệu phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế, xã hội của huyện, của tỉnh và của cả nước và phải nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất mủ cao su của Việt Nam.
- Phát triển sản xuất cao su phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư của Nhà nước, các nguồn vốn vay để tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động, thúc đẩy kinh tế nông nghiêp, nông thôn phát triển.
- Phát triển sản xuất cao su nguyên liệu phải tạo ra mối quan hệ sản xuất tiến tiến, đó là mối liên hệ gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phân phối lợi ích một cách công bằng.
4.4.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất cây cao su
4.4.2.1 Phương hướng
Khai thác có hiệu quả các nguồn lực để mở rộng diện tích theo hướng xây các mô hình trang trại, hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá tập trung quy mô lớn; đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất để huy động nguồn lực, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhằm nâng cao tính cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển sản xuất cao su.
Nâng cao hiệu quả kinh tế bằng các biện pháp tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng mủ cao su trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động và bố trí sử dụng hợp lý các nguồn lực cho sản xuất.
Phát triển sản xuất cao su nguyên liệu theo hướng nâng cao năng lực, tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động và tăng cường mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, giữa các thành phần tham gia sản xuất cao su để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
4.4.2.2 Mục tiêu
* Mục tiêu chung
Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, của cả hệ thống chính trị để mở
rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm mủ cao su nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
* Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
-Về diện tích, sản lượng: Tổng diện tích cao su toàn xã đạt 1500,20ha, trong đó: năng suất mủ tươi đạt 2,5 tấn/ha, sản lượng mủ đạt 3.750 tấn.
- Về giá trị sản xuất mủ cao su đạt bình quân 42 triệu đồng/ha cao su kinh doanh, thu nhập hỗn hợp đạt 28 triệu đồng/ha.
- Bảo vệ môi trường sinh thái: Góp phần nâng cao độ che phủ của rừng toàn huyện lên 65%, tạo sinh khối, tăng độ phì cho đất, chống xói mòn, bảo vệ và cải tạo lý.
4.4.3 Giải pháp phát triển sản xuất cây cao su
4.4.3.1 Giải pháp về chính sách
* Chính sách vay vốn đối với hộ trồng cây cao su
- Có chính sách mở rộng hình thức cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể ở nông thôn như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, tổ hợp tác...
- Cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích các tổ chức Hội chủ động liên kết các hội viên có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn hội viên thủ tục, liên hệ với ngân hàng tổ chức giải ngân, thu tiền gốc ngay tại địa phương và đại diện thu tiền lãi của các hội viên khi đến hạn. Như vậy sẽ giảm bớt được thủ tục cho các hộ cần vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ không phải đi lại nhiều lần trong quá trình vay.
- Có các chính sách giám sát và hướng dẫn hoạt động vay vốn tín chấp một cách minh bạch, sử dụng vốn vay hợp lý.
- Phát triển các loại hình Tổ hợp tác để huy động nhanh số tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm tạo vốn cho nông dân vay với lãi suất hợp lý đồng thời có chính sách ưu đãi đối với những hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất cây cao su.
- Cần quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên trong Hợp đồng và có thêm các chế tài cụ thể và hợp lí để có thể cưỡng chế thực thi các hợp đồng liên kết nhằm đảm bảo tính hiệu lực của các cam kết được pháp luật thừa nhận. Bên cạnh đó, việc
hỗ trợ pháp lí đặc biệt là cho người nông dân là rất cần thiết để các hợp đồng liên kết
được xây dựng một cách hợp pháp và hợp lí.
* Điều chỉnh và quản lý quy hoạch
Muốn tăng khối lượng cây cao su cho thị trường phải quy hoạch và hoàn thiện vùng sản xuất. Việc quy hoạch vùng cây cao su phải dựa trên quy hoạch tổng thể của toàn thị xã nhằm tránh chồng chéo, tránh gây ra những lãng phí không đáng có. Dựa vào các tính chất đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lợi thế của huyện, sử dụng đất đai có hiệu quả, định hướng phát triển các cây trồng hàng hóa chủ lực nhưng vẫn coi trọng sản xuất cây lương thực.
Phát triển vùng cây cao su sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, gắn giữa sản xuất và chế biến trong nông nghiệp và đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.
Trên cơ sở thâm canh trong sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất cây cao su tạo điều kiện để giải quyết thêm việc làm cho lao động, góp phần giảm tỷ trọng người chưa có việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ.
Quan trọng hơn trong công tác quy hoạch là UBND tỉnh, thị xã và các xã trong vùng quy hoạch cần có những công cụ hữu hiệu để quản lý quy hoạch, có thể mạnh dạn xác định hộ dân nào sau 1 vụ bỏ đất hoang, sau 2 vụ trồng cây trồng không theo quy hoạch buộc phải đổi đất cho hộ có nhu cầu để canh tác loại cây trồng theo quy hoạch.
4.4.3.2 Nâng cao năng lực cho các tác nhân liên quan
Cơ sở của giải pháp này là việc đầu tư cho sản xuất cây cao su của các hộ hầu hết chưa đảm bảo theo quy trình kỹ thuật. Do đó cần tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật của cơ quan khuyến nông cần được đổi mới theo hướng ngoài việc trang bị kỹ thuật trồng, chăm sóc nên cung cấp thêm thông tin để người sản xuất nhận biết được họ phải chuẩn bị gì để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Trong tương lai hộ sẽ thu được những lợi ích gì khi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới này vào sản xuất. Ngoài ra, tăng cường trang bị những kiến thức cơ bản để hoạch toán chi phí khi tiến hành sản xuất, kinh doanh. Như vậy các hộ không chỉ được hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mà còn được tiếp thêm động lực để áp dụng kỹ
thuật vào sản xuất. Chính quyền, đoàn thể, cơ quan khuyến nông phải quan tâm đến việc xây dựng các mô hình
trình diễn sao cho phù hợp với người dân hơn.
- Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật bằng cách cử đi học tập tại một số trường có chuyên ngành kỹ thuật nông nghiệp như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện rau quả Trung ương…
- Tập huấn cho các tiểu giáo viên gồm các khuyến nông viên, những người sản xuất cây cao su điển hình. Hình thức này được tổ chức ngay tại cơ quan khuyến nông. Các học viên phải được phát tài liệu tập huấn và được hướng dẫn trên lớp, sau khi tiếp thu lý thuyết trên lớp các tiểu giáo viên được trực tiếp thực hành trên đồng ruộng.
- Mở các hội nghị đầu bờ cho người dân, hướng dẫn cách làm trực tiếp trên đồng ruộng để hộ có thể xem và học hỏi theo cách làm mà cán bộ hướng dẫn.
- Nâng cao nhận thức cho người sản xuất
Tiếp cận này xuất phát từ đánh giá ở trên là có hiện tượng một bộ phận không nhỏ các hộ chưa nhận thức đầy đủ vị trí của sản xuất cây cao su trong việc nâng cao thu nhập cho gia đình. Quan điểm này dẫn đến cây huốc lá vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng cả về vật chất và công sức của các hộ. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là cần phát huy vai trò tuyên truyền, tập hợp của các tổ chức đoàn thể trong nông thôn để lồng ghép nội dung phát triển vùng cây cao su vào các phong trào hoạt động và trong sinh hoạt của các tổ chức Hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội thanh niên… Bên cạnh đó, các cán bộ khuyến nông khi tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho người dân ngoài việc tập huấn cho người dân biết kỹ thuật trồng, chăm sóc, áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất thì có thể đưa thêm các thông tin về thị trường tiêu thụ, tiếp thị, tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, cách hoạch toán chi phí sản xuất đem lại hiệu quả…
Ngoài việc tuyên truyền vận động các hội viên phát triển vùng nguyên liệu, có thể thành lập thi đua sản xuất giữa các tổ sản xuất với nhau xem hộ nào sản xuất cho năng suất cao nhất, tuyên dương các hộ tích cực trong sản xuất, đạt năng suất cao. Bên cạnh đó các tổ chức Hội cần xây dựng mô hình mẫu để các hội viên học tập, trao đổi kinh nghiệm. Sự thành công của những mô hình này có ý nghĩa hết sức quan trọng tác động vào nhận thức của người dân.
tiếp thu những cái mới trong sản xuất từ đó khuyến khích người dân lao động hơn. Những cán bộ khuyến nông thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc người dân trong sản xuất. Cùng dân tham gia các hoạt động sản xuất, theo dõi liên tục nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lạ ở cây trồng. Từ đó hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục kịp thời.
4.4.3.3 Nhóm giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển vùng cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu nói riêng thì việc tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng, đây cũng là định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện trong thời gian tới. Hoạt động liên kết phải được thực hiện chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trên cơ sở thống nhất, tính toán đồng bộ từ khâu nghiên cứu, sản xuất đến đầu ra. Đối với từng chủ thể trong liên kết cần xác định được vai trò và trách nhiệm:
Nhà nước và chính quyền cần tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng để xử lý các vi phạm xảy ra. Cần có định hướng rõ ràng: loại sản phẩm, thị trường đầu vào, đầu ra, … gắn sản xuất với tiêu thụ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng trực tiếp chỉ đạo sản xuất theo quy hoạch, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được trên thị trường. Nhà khoa học: Hiện nay, cây cao su chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết, bên cạnh đó việc bảo quản sản phẩm sau sấy rất khó khăn, gây thất thoát lớn. Do vậy nhà khoa học cần phải có các nghiên cứu về giống cây trồng phù hợp, phương thức và các loại máy móc phục vụ tốt cho hoạt động bảo quản, chế biến.
Nhà nông: Hiện nay hoạt động sản xuất cây cao su còn rời rạc và sản phẩm tiêu thụ chưa bảo đảm số lượng và chất lượng do đó, nông dân thay đổi quy mô sản xuất dựa trên tín hiệu thị trường giá cả sản phẩm vụ trước mà không căn cứ vào khả năng tiêu thụ.
Nhà doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần phải là đầu tàu định hướng tốt cho phát triển vùng nguyên liệu, muốn thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cần phát huy sự năng động trong tiếp cận thị trường, xác định nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực chế biến, bảo quản sản phẩm.