TIẾT 30: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ(TIẾT 1) I MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu giao an li 6 Huy Phu Tho (Trang 74 - 77)

- các nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình.

TIẾT 30: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ(TIẾT 1) I MỤC TIÊU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng.

- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.

2.Kĩ năng:

- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.

- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ

- Mỗi HS: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 đèn cồn, 2 đĩa nhôm nhỏ, 1 cốc nước.

III.PHƯƠNG PHÁP

-Thí nghiệm trực quan -Hoạt động nhóm

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

6A :……….………..

2. Kiểm tra

HS1: Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc?

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph)

cầu HS quan sát và hỏi: Nước đã biến đi đâu mất?

- GV: Đó cũng chính là nguyên nhân nước mưa trên mặt đường nhựa biến mất (H26.1/ SGK).

- GV nhắc lại : nước và mọi chất lỏng đều có thể tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí và cũng có thể chuyển hoá từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể hơi.

- Yêu cầu HS tìm ví dụ và ghi vào vở một ví dụ về sự bay hơi của một chất (khác nước).

- GV rút ra kết luận.

HĐ2: Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi (8ph)

Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

- GV hướng dẫn HS quan sát H26.2 để rút ra nhận xét. Yêu cầu HS phải mô tả lại hiện tượng trong hình, so sánh hình A1 với hình A2, B1 và B2, C1 và C2.

Yêu cầu HS phải dùng các thuật ngữ “tốc độ bay hơi”, “nhiệt độ”, “gió”, “mặt thoáng” để mô tả và so sánh các hiện tượng trong hình vẽ.

- Yêu cầu HS hoàn thành câu C4

- Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV đánh giá, đưa ra nhận xét về tốc độ bay hơi của chất lỏng

HĐ3: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán (18ph)

- GV: Tốc độ bay hơi của chất chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố, ta chỉ có thể kiểm tra tác động của từng yếu tố một, giữ nguyên 2 yếu tố còn lại.

- Muốn kiểm tra yếu tố nhiệt độ phải

biến thành hơi bay đi.

- Ghi đầu bài.

I- Sự bay hơi

1- Ví dụ về sự bay hơi

- HS ghi ví dụ vào vở và nêu trước lớp. - Nhận xét: Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.

2- Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

a) Quan sát hiện tượng

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát tranh vẽ, mô tả hiện tượng xảy ra

- Trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.

Báo cáo kết quả học tập và thảo luận:

b) Nhận xét

- Nêu nhận xét theo hướng dẫn của GV:

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng

- Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C4. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.

C4: + Nhiệt độ càng cao (thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).

+ Gió càng mạnh (yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).

+ Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).

c) Thí nghiệm kiểm tra

- HS thảo luận và đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra: dụng cụ và cách tiến

làm thí nghiệm như thế nào (dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm)?

- Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau?

- Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió?

- Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa?

- GV hướng dẫn và theo dõi HS làm thí nghiệm. Yêu cầu HS thảo luận về kết quả thí nghiệm và rút ra được kết luận: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ.

HĐ4: Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng (3ph) - Hướng dẫn HS về nhà vạch kế hoạch kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng.

hành.

C5: Lấy 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau để diện tích mặt thoáng của nước ở hai đĩa như nhau.

C6: Đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để loại trừ tác động của gió C7: Chỉ hơ nóng một đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ.

- HS lắp thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Thảo luận về kết quả thí nghiệm và kết luận.

C8: Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.

- HS tiến hành hoạt động ở nhà (có thể tiến hành theo nhóm).

4. Củng cố

- GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ). - Yêu cầu HS trả lời và thảo luận câu C9, C10

C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn. C10: Nắng nóng và có gió.

THGDMT GV Thông báo:

+ Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí.

+ Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí thường dao động trong khoảng từ 70% đến 90%. Không khí có độ ẩm cao (xấp xỉ 100%) ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp (dưới 60%) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

+ Khi lao động và sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt. Cơ thể giải phóng nhiệt bằng cách thu tiết mồ hôi. Mồ hôi bay hơi trong không khí mang theo nhiệt lượng. Độ ẩm không khí quá cao khiến tốc độ bay hơi chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của con người.

+ Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng.

+ Quanh nhà có nhiều sông, hồ, cây xanh, vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, cần tăng cường trồng cây xanh và giữ các sông hồ trong sạch.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài và làm bài tập 26-27.1, 26-27.2 (SBT).

- Đọc trước bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo).

Ngày … tháng 0…. năm 2017

Tổ trưởng

Ngày soạn: ……/……/2017

Ngày giảng:

Một phần của tài liệu giao an li 6 Huy Phu Tho (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w