Vai trò quản lý nhà nước các công trình xâydựng đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 25 - 27)

Trong thời gian gần đây, tuy công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộ nhất định nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng:

Thứ nhất: Công tác quản lý hoạt động xây dựng của chính quyền các địa phương còn nhiều yếu kém.

Thứ hai: Vẫn chưa chú ý và tập trung nhiều nguồn lực cho công tác quy hoạch xây dựng; việc công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc;

Thứ ba: Đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng chưa có;

Thứ tư: Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm còn chưa kịp thời và triệt để; hiện tượng xây dựng nhà không phép, sai phép còn

16

nhiều ảnh hưởng xấu và gây bức xúc trong dư luận, trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng hiện nay.

Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý xây dựng ít được quan tâm một cách đúng mức. Nhưng gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng không cho phép hời hợt, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp. Lâu nay, việc tổ chức xây dựng các công trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mô và bề rộng mà ít chú ý đến tổng thể mang tính hiện đại, văn minh. Quản lý trật tự xây dựng có vai trò quan trọng như là một trong những giải pháp quan trọng tạo cho hoạt động xây dựng các điểm dân cư có tính đồng bộ và thống nhất, môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thông thuận lợi.

Việt Nam được xếp vào một trong các quốc gia có tỷ trọng dân sốđô thị thấp trên thế giới với khoảng 23% dân số chính thức sống ở các đô thị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh vừa kéo theo sự gia tăng của dân số đô thị chính thức và nhiều hơn là sự gia tăng dân số đô thị phi chính thức. Chính sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị trong khi các điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng chậm đang tạo ra những sức ép lớn về giải quyết các nhu cầu sinh hoạt đô thị, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở đô thị. Để gia tăng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, một trong những điều kiện cơ bản là khả năng đáp ứng về diện tích đất đai, diện tích sàn xây dựng tạo bề mặt cho phát triển đô thị. Việc mở rộng thêm diện tích đất đai, diện tích sàn xây dựng cho phát triển đô thị đang gặp phải nhiều giới hạn về địa hình bề mặt và nhất là giới hạn cho phép phát triển quy mô đô thị. Chính những giới hạn trên đang làm tăng thêm mâu thuẫn giữa cung và cầu về đất đai, các nhu cầu về xây dựng đô thị ởnước ta dẫn đến tình trật vi phạm trật tự xây dựng đô thị, phá vỡ kiến trúc quy hoạch đô thị. Sự đan xen giữa đất đai các khu dân cư với đất phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương

17

mại, dịch vụvà các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sự đan xem về mục đích sử dụng cũng dẫn đến sự đan xen về chủ thể đang sử dụng đất đô thị. Sự đan xen về chủ thể và mục đích sử dụng đang làm tăng thêm tính bất hợp lý trong việc sử dụng đất của các đô thị hiện nay. Việc đan xen trên cũng đang là lực cản cho việc quy hoạch phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Những vấn đề bất cập trên đây đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị nhiều vấn đề lớn cấp bách phải thực hiện như sau:

Thứ nhất, phải hình thành quy hoạch về định hướng phát triển tổng thể hệ thống đô thị, tránh tình trạng phát triển đô thị tự phát không theo quy hoạch. Việc quy hoạch hệ thống đô thị cần phải xác định được quy mô, phạm vi phát triển của các đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và giới hạn tình trạng tự phát kéo dài nối liền các đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

Thứ hai, cần thống kê, điều tra nắm chắc thực trạng sử dụng đất đai của các đô thị hiện có; chủ động xây dựng quy hoạch chi tiết việc phát triển không gian và sử dụng đất đô thịđể công bố công khai rộng rãi nhằm hạn chế các hoạt động sử dụng tự phát sai quy hoạch, hướng các hoạt động tư nhân đi theo định hướng quy hoạch đã phê duyệt. Xúc tiến việc thực hiện các phương án quy hoạch ở những nơi, những khâu trọng điểm.

Thứ ba, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, công cụ và bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị từ Trung ương đến các thành phố, các quận và cấp phường.

Sự phát triển đô thị mang tính tất yếu khách quan nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị thời gian qua vẫn còn rất nhiều hạn chế và không thật sự hiệu quả trong việc quản lý, phát triển đô thị bền vững theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)