Các yếu tố tác động đến công tác quản lý trật tự xâydựng đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 49 - 52)

th

- Điều kiện kinh tế xã hội

Trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Đô thị hóa thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Các thành phố đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trung bình tăng trưởng kinh tế hàng năm tại các khu vực đô thị luôn gấp từ 1,5 – 2 lần tỷ lệ trung b́ình của cả nước. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tại các thành phố lớn chiếm tỷ lệ khá cao. Nhiều đô thị mới được hình thành phát triển, nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường... Nhiều dự án đô thị mới được xây dựng và đưa vào sử dụng thời gian gần đây đã góp phần

40

phát triển các mạch giao thông kết nối đô thị và vùng ven đô. Các tòa nhà dịch vụ, văn phòng, thương mại, các công trình công cộng lớn... được xây dựng dọc theo các trục giao thông công cộng làm gia tăng mật độ xây dựng đô thị.

- Công chức quản lý xây dựng

Công chức quản lý trật tự xây dựng phải nắm vững các quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động của mình, nắm vững nghiệp vụ, có chuyên môn sâu, thể hiện được đạo đức công vụ về sự liêm chính, tính công minh, trung thực, khách quan... đòi hỏi ở mức độ cao hơn so với đội ngũ công chức nói chung bởi tính chất đặc thù của công tác thanh tra, quản lý trật tự xây dựnglà luôn phải đi xem xét những sai phạm trong xây dựng. Nếu chất lượng nguồn nhân lực trong thanh tra xây dựng, quản lý trật tự xây dựng không được đảm bảo về trình độ, chuyên môn, không đảm bảo về đạo đức công vụ, không được sắp xếp hợp lý về vị trí, phù hợp với trình độ chuyên môn khi đó dẫn đến tác động trực tiếp như không tạo ra được sự phối hợp kết hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý trật tự xây dựng. Không đủ trình độ để xác định được mức độ vi phạm... Những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là định hướng cho công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ thanh tra xây dựng, công chức quản lý trật tự xây dựng có đủ năng lực tạo chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng tốt hơn.

Trong khi đó tốc độ phát triển đô thị ngày một nhanh, tiến độ xây dựng ngày một ngắn, công nghệ vật liệu xây dựng thông minh được sản xuất nhiều hơn dẫn đến khả năng bắt kịp tiến độ của công chức quản lý trật tự xây dựng chưa cao, dễ dẫn đến sự yếu kém trong quản lý kinh tế xây dựng, tạo ra sự bất cập, thiếu tính đồng bộ của hệ thống các quy định pháp luật về quản lý,

41

kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư xây dựng đây là tác nhân trực tiếp ảnh huởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động quản lý trật tự xây dựng.

- Hệ thống pháp luật về lĩnh vực xây dựng

Cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động quản lý trật tự xây dựng là hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực xây dựng. Đó là tổng hợp các quy tắc, quy định do các cơ quan nhà nươc có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực xây dựng có tính chất bắt buộc phải thực hiện nhằm thiết lập trật tự cho các hoạt động xây dựng, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng quốc gia. Đồng thời đây cũng chính là những căn cứ pháp lý chủ yếu để cơ quan quản lý trật tự xây dựng, người có thẩmquyền đánh giá và xác định được mức độ chấp hành đúng pháp luật cũng như vi phạm các quy định pháp luật của tổ chức, công dân trong hoạt động xây dựng, từ đó giúp các cơ quan QLNN có những giải pháp phù hợp để thiết lập trật tự pháp luật xây dựng trên thực tiễn.

- Yếu tố xã hội và các yếu tố khác

Nhu cầu xây dựng ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là rất lớn và có nhiều sự biến đổi. Hoạt động xây dựng được hình thành chính từ thực tiễn và trên nhu cầu của xã hội, tổ chức, công dân.

Do vậy các yếu tố về tổ chức dân cư, truyền thống, thói quen, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo... đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện pháp luật về xây dựng của các chủ thể.

Về tổ chức dân cư đã hình thành và tồn tại từ rất lâu đời trên cơ sở sự liên kết rất chặt chẽ của quan hệ huyết thống, họ hàng từ đó hình thành những thói quen chưa mang tính ý thức xã hội cao như xây dựng tự phát, tập kết nguyên vật liệu bừa bãi, thuê mướn nhân công không hợp đồng, đổ phế thải bừa bãi, không ý thức trong việc bảo vệ môi trường... Những thói quen đó

42

làm cản trở việc tuân thủ pháp luật của người dân, không chấp hành quy tắc xin giấy phép xây dựng, đăng ký tiêu chuẩn kỹ thuật, dây dưa, chay ỳ... Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều lễ nghi, ý niệm tâm linh, thuật phong thủy, tập tục thờ cúng động thổ... cũng có ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ dân trí, nhận thức về quản lý, tinh thần tham gia công tác, phối hợp trong hoạt động quản lý với các cơ quan nhà nước. Nói cách khác, trật tự kỷ cương xây dựng là do cộng đồng dân cư, do các đối tượng quản lý tạo ra. Do vậy, khi họ biểu hiện tinh thần tham gia, phối hợp cộng tác với các cơ quan quản lý nhà nươc; có ý thức phê phán các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật,... thì kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng sẽ được thiết lập và duy trì lâu dài. Như vậy các yếu tố xã hội mang tính tích cực sẽ góp phần thuận lợi cho quản lý trật tự xây dựng hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)