Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Sau khi được công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tình hình phát triển đô thị tại huyện có tốc độ nhanh. Do vậy, công tác quản lý trật tự đô thị, xây dựng đô thị và quản lý đất đai trên địa bàn ngày càng đặt ra yêu cầu cao hơn.
Trước sức ép của phát triển du lịch, các dịch vụ phục vụ ngày càng mở rộng, tốc độ đô thị Mộc Châu phát triển nhanh trên địa bàn huyện làm cho giá đất tăng đột biến, nhất là ở các khu du lịch, như: khu du lịch xã Đông Sang, Mường Sang..., một số người lợi dụng việc này tự ý cải tạo san lấp đất nông, lâm nghiệp, phá đá cải tạo mặt bằng ở một số điểm dọc quốc lộ, mua, bán đất trái quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, trước sự tác động của quá
43
trình đô thị hóa, tốc độ tăng dân số, nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng cao dẫn đến nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý của địa phương. Chị Trần Thị Hương, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mộc Châu cho biết: Từ năm 2014 đến nay, huyện đã cấp trên 400 giấy phép xây dựng, trong đó có gần 370 giấy phép xây dựng mới; 26 giấy phép xây dựng có thời hạn. Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện 220 công trình xây dựng không phép, 5 công trình xây dựng sai nội dung giấy phép. Chỉ tính riêng quý I- 2017, huyện đã nhận 70 hồ sơ xin cấp phép, trong đó, đã cấp giấy phép cho 40 trường hợp; ban hành 11 quyết định cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị; phát hiện, xử lý 43 trường hợp vi phạm hành chính, đình chỉthi công 20 trường hợp...
Với quan điểm ưu tiên giải quyết những nhu cầu chính đáng của người dân, nhưng phải đảm bảo quy định của Luật Đất đai, từ năm 2015 đến nay, huyện Mộc Châu đã điều chỉnh các điểm quy hoạch chung, giải quyết những điểm bất cập không phù hợp với điều kiện thực tế, nhất là nơi nhân dân đã sinh sống tập trung từ lâu và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi quy hoạch, bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân. Tại hầu hết các điểm điều chỉnh quy hoạch chung sang đất thương mại dịch vụ đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối, như: Khách sạn Mường Thanh, khách sạn Thảo Nguyên 2, Khu Arena... và một số dự án đang khởi động như Ngân hàng An Bình, khách sạn Đại Phú Sơn. Đến nay, đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân khu vực hồ Km 70, ao Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên (thị trấn Nông trường Mộc Châu), khu dân cư Km 73, hồ bản Mòn (thị trấn Mộc Châu)...
Cùng với điều chỉnh quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng cho tổ chức, công dân; tuyên truyền, phổ biến,
44
giáo dục pháp luật về quản lý đất đai, xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn; Mộc Châu đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng xây dựng công trình vi phạm quy hoạch, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép... thì cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành địa phương. Cùng với đó, huyện sẽ tăng cường đối thoại, vận động, tuyên truyền chính sách về quản lý đất đai, quản lý xây dựng tới nhân dân, nhất là các khu vực có quy hoạch khu du lịch, bảo đảm thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đất đai, quản lý xây dựng đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.
1.3.2. Kinh nghiệm của Quận Cẩm Lệ, thành phốĐà Nẵng
Trong giai đoạn 2015-2019, UBND quận Cẩm Lệ đã chỉ đạo xử lý 96 trường hợp xây dựng trái phép, yêu cầu UBND các phường lập biên bản tháo dỡ96 trường hợp theo quy định. Đồng thời chỉđạo kiểm tra 10.093 trường hợp xây dựng mới, qua đó phát hiện có 119 trường hợp xây dựng không có giấy phép và 129 trường hợp sai nội dung GPXD đã cấp; ban hành quyết định xử phạt 248 trường hợp với số tiền là 2.313.736.000 đồng.
Riêng trong 04 tháng đầu năm 2019 (tính đến ngày 25/4/2019); Tổng số GPXD được cấp là 3.881 hồ sơ. Hồ sơ trễ hẹn thực tế là 42 hồ sơ. Tổng số công trình được kiểm tra: 1.692 trường hợp, trong đó: Số công trình xây dựng có giấy phép: 1.662 trường hợp, số công trình xây dựng trái phép: 15 trường hợp, số công trình xây dựng không phép: 15 trường hợp; Số công trình xây dựng nhà sai phép: 21 trường hợp. Tổ chức tháo dỡ 15 trường hợp vi phạm. UBND quận ban hành 36 Quyết định XPVPHC với số tiền 572.500.000 đồng.
45
Qua số liệu thống kê cho thấy tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận đã có chuyển biến tích cực, đa số người dân đều chấp hành việc xin cấp phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng công trình hoặc xin điều chỉnh GPXD khi có thay đổi thiết kế (số lượng công trình không phép chiếm tỷ lệ 1,62%, sai phép chiếm tỷ lệ 0,8% so với số lượng công trình kiểm tra),
100% các công trình sai phạm bị xử lý hành chính, trên địa bàn quận không có điểm nóng về trật tự xây dựng.
Ngoài những kết quả đạt được trong chỉđạo, triển khai thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, trong đó tập trung ở các pháp chính như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về lĩnh vực trật tự xây dựng và công bố thông tin các dự án quy hoạch; tổ chức hướng dẫn các nội dung trước và sau khi cấp phép xây dựng cho Nhân dân được biết và thực hiện; Kiện toàn lại các quy chế phối hợp, quy trình và các văn bản liên quan; Ứng dụng Zalo vào quy chế phối hợp kết nối các cơ quan, đơn vị và các cá nhân khi giải quyết công vụ... Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận Cẩm Lệ hiện nay vẫn còn những tồn tại sau:
+ Tình trạng xây dựng sai phép có dấu hiệu chuyển biến phức tạp, chủ yếu là các trường hợp tự ý thay đổi thiết kế công trình, không đúng công năng đãđược cấp phép xây dựng nhưng không xin phép cơ quan chức năng gây tìm ẩn các nguy cơ vềPCCC, môi trường, an toàn giao thông...
+ Công tác giám sát việc đình chỉ thi công đối với các công trình vi phạm còn hạn chế do lực lượng kiểm tra còn mỏng so với sốlượng công trình khởi công trên địa bàn. Mức phạt theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ khá cao gây khó khăn trong việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
46
+ Một số tuyến đường quy hoạch kiến trúc có quy định chiều cao công trình tối thiểu 02 tầng hoặc 03 tầng (ví dụ như: Đường 10m5, khu đô thị sinh thái Hòa Xuân GĐ 1A và GĐ2) còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi phạm đối với trường hợp xây dựng sai nội dung giấy phép về hành vi giảm số tầng. Việc triển khai quy chế phối hợp tại Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố về xử lý vi phạm trật tự xây dựng còn bất cập, do các chi nhánh Điện lực Cẩm Lệ, Thanh Khê không ngừng cung cấp dịch vụ điện khi có yêu cầu.
+ Nghiệp vụ XPVPHC về trật tự xây dựng của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị và các phường chưa được đồng đều, cán bộ phụ trách còn hạn chế về chuyên môn xây dựng. Thời gian giải quyết cấp GPXD là 10 ngày hiện nay không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi số lượng công trình xin phép khởi công trên địa bàn tăng mạnh, nhất là trong thời điểm thành phố đang thực hiện tinh giản biên chế và triển khai phân cấp quản lý lĩnh vực xây dựng cho địa phương, trong khi quy định của Luật Xây dựng là 15 ngày làm việc.
Về giải pháp trong thời gian đến: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vịvà UBND các phường thực hiện tốt các giải pháp, quy chế phối hợp đã ban hành. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, nhất là hành vi không thông báo chính quyền địa phương khi khởi công xây dựng và hành vi xây dựng sai phép. Nắm rõ tình hình xây dựng thực tế để thực hiện tốt công tác quản lý. Tăng cường công tác tuyên truyền và hoàn thiện các nội dung tuyên truyền về thực hiện Chỉ thị 21 của Thành ủy, Nghị định 139 và Thông tư 03. Kiện toàn lại nhân sự của phòng Quản lý đô thị, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục kiến nghị UBND thành phốđiều chỉnh thời gian cấp phép xây dựng của các quận, huyện trong bộ thủ tục hành chính của thành phố là 15 ngày
47
theo quy định của Luật Xây dựng. Áp dựng phần mềm Quản lý trật tự xây dựng vào quy chế phối hợp giữa các đơn vị của quận và phường vào công tác quản lý trật tự xây dựng.
1.3.3. Kinh nghiệm của thành phốQuy Nhơn, tỉnh Bình Định
Ngay sau khi Quyết định số 51/2018/QÐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định được ban hành, UBND thành phố Quy Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp trong việc bảo đảm về trật tự xây dựng; hạn chếđến mức thấp tình trạng xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn, qua đó tình hình trật tự xây dựng đã có sự chuyển biến tích cực.
Năm 2019, thành phố Quy Nhơn đã phát hiện và xử lý 1.261 trường hợp vi phạm, trong đó xử phạt 110 trường hợp, thu trên 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Vịnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, dù đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp. Khi triển khai thực hiện Quyết định 51, UBND thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong công việc; hạn chế tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm nhất là người đứng đầu UBND các phường, xã. Nhờ đó, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án: Mở rộng đường Phạm Ngũ Lão, mở rộng đường Trần Thị Kỷ, Khu dân cư phía Bắc làng SOS, Khu dân cư Đông Nguyễn Trọng Trì, hầm Cù Mông, khu du lịch nghỉ dưỡng Greenhill Village Quy Nhơn; di dời 24 hộ gia đình, cá nhân tại Văn phòng Cảng Quy Nhơn và một số dự án chỉnh trang đô thị… diễn ra tương đối tốt.
Trong năm 2020, UBND thành phố sẽ kiên quyết thực hiện kiểm điểm, kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, triệt để. Cùng với đó, UBND
48
thành phố thực hiện công tác tổ chức, luân chuyển cán bộ, xây dựng lực lượng thanh tra trật tự xây dựng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của các đội mới chỉ dừng lại ở việc lập biên bản vi phạm, báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý đã ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vi phạm, nhiều trường hợp còn chậm trễ.
Nhận định về vấn đề kiểm soát trật tự xây dựng, giải pháp đặt ra trong thời gian đến: Công khai, minh bạch các thông tin quy hoạch; cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra phát hiện vi phạm ngay từ đầu, phát huy vai trò giám sát của đảng viên và nhân dân. Nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức; đổi mới phương pháp làm việc; chủđộng có kế hoạch thanh tra định kỳ hàng năm và đột xuất; Cần xử lý nghiêm minh đối với những người có trách nhiệm, những cán bộ công chức không làm tốt nhiệm vụ, những người xây dựng, đầu nậu, mua bán trái phép không tuân thủquy định của pháp luật”.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại
thành phố Buôn Ma Thuột
Qua việc tổ chức thực hiện, thực trạng và kết quả đạt được ở một số địa phương nêu trên về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Buôn Ma Thuột trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, triển khai đến người dân một cách thường xuyên để các cá nhân, tổ chức nắm bắt, tuân thủđúng các quy định liên quan đến xây dựng, đất đai. Qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành pháp luật.
Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của hệ thống chính trị trong
49
công tác quản lý trật tự xây dựng nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn những hành vị xây dựng trái phép, sai phép, không phép; tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tham gia góp ý xây dựng chính quyền, phát triển đô thị; trong đó đặc biệt chú trọng trách nhiệm kiểm tra, kiểm tra giữa các địa bàn.
Ba là, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách, nhất là ở cấp xã, phường; công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng. Đề nghị cấp thẩm quyền ban hành các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia lực lượng quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, quản lý xây dựng, rà soát, xây dựng đồ án quy hoạch phải đảm bảo tính khả thi, phân bốđảm bảo tỷ lệ quy hoạch sử dụng đất theo số dân và tầm nhìn chiến lược những năm tiếp theo đảm bảo dự đoán quy mô tỷ lệ tăng dân, nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
Năm là, tập trung xử lý các trường hợp vi phạm tồn đọng, “nóng”, phức tạp, tập trung xử lý ngay từ khi mới phát sinh. thường xuyên rà soát, đánh giá công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, thống nhất giải quyết vấn đề phát sinh trong xử lý từng vụ việc phức tạp. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính đòi hỏi phải có tính cương quyết và sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành.
50
Tiểu kết chương 1
Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Tại Chương 1, tác giả đã hệ thống, hình thành khung lý thuyết quản lý về trật tự xây dựng; làm rõ các khái niệm về đô thị, trật tự xây dựng, và quản lý về trật tự xây dựng đô thị, nội dung quản lý nhà nước về trật tự đô thị với năm nội dung: Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị, cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, xử lý đơn thư khiếu nại trật tự xây dựng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng. Đồng thời, đưa ra các tiêu chí đánh giá công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị cũng như tìm hiểu công tác quản lý trật tự xây dựng của một sốđịa phương trong nước để rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Trên cơ sở khung lý thuyết đã trình bày, sẽ làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma