Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 106 - 115)

Cần huy động được quần chúng nhân dân phát hiện và cung cấp thông tin và lên án về những hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng:

phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng được thể hiện rất rõ bởi nó được biểu hiện ra bên ngoài là những công trình xây dựng mà bằng mắt thường ai cũng có thể nhìn thấy được, không dễ gì che giấu như những hành vi vi phạm pháp luật khác. Quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người sinh sống và làm việc ở khu vực gần với công trình bị vi phạm sẽ rất dễ phát hiện. Do vậy, cần phải huy động được quần chúng nhân dân phát hiện và cung cấp thông tin về những hành vi vi phạm; cung cấp số điện thoại đường dây nóng để nhân dân có thể kịp thời và dễ dàng phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng đến cho cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, cần có các hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức cá nhân thực hiện tốt để nêu gương.

Có biện pháp bảo vệ những cán bộ, công chức thi hành công vụ: Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng nói chung là công việc phức tạp, nhạy cảm bởi nó liên quan trực tiếp đến lợi ích về vật chất và tinh thần của tổ chức, cá nhân vi phạm. Thực tế đã có một số đối tượng bị xử lý vi phạm trật tự xây dựng có những biểu hiện chống đối người thi hành công vụ. Do vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ những cán bộ, công chức thi hành công vụ để họ

97

yên tâm và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm:

- Trong quá trình tổ chức cưỡng chế công trình, cần có kế hoạch huy động lực lượng bảo vệ hiện trường (công an, quân sự, dân quân tự vệ...), lực lượng y tế...để ngăn chặn kịp thời người vi phạm có hành vi chống đối;

- Xử lý nghiêm minh các trường hợp chống đối người thi hành công vụ; có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ công chức tham gia thi hành công vụ bị hành hung, tai nạn gây thương tật.

Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính:

- Chú trọng công tác cải cách hành chính theo hướng có lợi cho nhân dân, đơn giản về thủ tục nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định của pháp luật, rút ngắn tối đa thời gian thụ lý giải quyết hồ sơ; cán bộ công chức khi tiếp công dân phải giữ thái độ niềm nở, đúng mực, tận tình hướng dẫn người dân thực hiện các quy định của Pháp luật;

- Ban hành các hướng dẫn thủ tục, bảng mẫu cần thiết và niêm yết ở các khu vực dễ tiếp cận như UBND xã, UBND phường,…

- Nghiên cứu tổ chức thực hiện mô hình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân có nhu cầu, giảm việc đi lại nhiều lần cho người dân;

- Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân hoặc yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ không có trong quy định.

98

Tiểu kết Chương 3

Trong Chương 3, luận văn đã hệ thống phương hướng quản lý và phát triển đô thị thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.

Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân nghiên cứu ở Chương 2, tác giả luận văn đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột gồm: Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng đô thị; Xây dựng và đề xuất cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách quản lý, đầu tư phát triển đô thị; Giải pháp về nguồn nhân lực;Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng; Giải pháp về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng;Tăng cường công tác quy hoạch phát triển đô thị; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựngvà một số giải pháp khác.

99

KẾT LUẬN

Công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị luôn được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Buôn Ma Thuột xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công tác quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý đất đai; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; huy động sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân…Vì vậy, công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ các công trình xây dựng có phép, đúng phép tăng dần, góp phần vào cải thiện cảnh quan kiến trúc đô thị và điều kiện sống của Nhân dân. Tuy nhiên, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, vi phạm về mật độ xây dựng, chiều cao, khoảng lùi công trình, việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra rất phức tạp.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ mục tiêu phát triển đô thị “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38-40%” “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một sốđô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trịđặc trưng của các đô thịđộng lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng…” Nhận thức được vấn đề này, luận văn đã tiến hành nghiên cứu công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Buôn Ma Thuột, làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách quan; đề xuất một số giải pháp

100

nhằm hoàn thiện thể chế và nguồn lực thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, góp phần xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột phát triển theo hướng văn minh, bền vững trong thời gian tới, trở thành trung tâm đô thị vùng Tây Nguyên.

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chữ Thị Kim Anh (2014), “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Hoàng Mai”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật –

Khoa Luật, Đại họcQuốc gia HàNội.

2. TS. KTS Lê Trọng Bình (Bài giảng 2009),“Pháp luật và Quản lý đô thị”.

3. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 02/2014/TT-BXD, ngày 12/02/2014, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

4. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 Hướng dẫn về cấp phép xây dựng.

5. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm hành chính.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

8. Chính phủ (2014), Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014

102

9. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về

Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

10. Chính phủ (2017), Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;

11. TS. Võ Kim Cương (2004) “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi”, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.

12. Võ Thanh Đức (2013) “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô

thị, thực tiễn tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý

Hành chính công, Học viên Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 13. Trần Thanh Hải (2012), “Quản lý nhà nước đối với chất lượng các

công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn Cao học quản

lý hành chính công, Hà Nội.

14. Bùi Nguyễn Huy Hoàng (2012),“ Quản lý nhà nước trong hoạt

động xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

15. Học viện Hành chính Quốc gia “Giáo trình Quản lý công”, Nhà xuất bản Bách khoa HàNội.

16. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), “Những vấn đề cơ bản về

quản lý hành chính nhà nước”, Nhà xuất bản Giáo dục HàNội.

17. Học viện Hành chính Quốc gia, Tài liệu chuyển đổi cao học chuyên ngành Quản lý công.

103

18. Chu Việt Hùng (2013)“Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử

lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính.

19. GS.TS Nguyễn Đình Hương và ThS. Nguyễn Hữu Đoàn (2003)“Quản lý đô thị”, Nhà xuất bản Thống kê HàNội.

20. Đoàn Thị Dung Huyền (2012), “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị hiện nay thực trạng và giải pháp”, Luận văn Cao học quản

lý hành chính công, lớp CH14H, HàNội.

21. Nguyễn Di Khang (2017), “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

đô thị tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản

lý công, Học viên Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

22. PGS. TS. KTS. Nguyễn Tố Lăng (2016) “Quản lý đô thị các nước đang phát triển”, Nhà xuất bản xây dựng HàNội.

23. Nguyễn Thanh Long (2017) “Quản lý nhà nước về trật tự xây

dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Quản

lý công, Học viện Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Trịnh Anh Minh (2011) “Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn

Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viên Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

25. TS. Nguyễn Thế Nghĩa – TS Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002)“Phát triển đô thị bền vững”, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII,

104

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,

Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,

Luật đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013.

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,

Luật xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014.

30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,

Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015.

31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)