22
1.2.2.1. Xây dựng thể chế và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng
Cơ sở pháp lý để quản lý trật tự xây dựng là các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Bộ luật, Luật, pháp lệnh và các văn bản quản lý nhà nước. Hệ thống trên chứa đựng các quy định của Nhà nước về quản lý trật tự xây dựng. Ngoài ra còn có các cam kết của chính quyền cơ sở với tổ chức; công dân; quy ước tổ dân phố tham gia vào trật tự xây dựng.
Như vậy, việc quản lý trật tự xây dựng ở nước ta hiện nay được thể chế hóa bằng các Luật và văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương ban hành, cụ thể gồm các loại văn bản sau:
- Luật: Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015; Luật xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014; Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật thanh tra 2010; Luật quy hoạch đô thị năm 2009;Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH 13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định, Quyết định của Chính phủ: Nghị địnhSố: 37/2010/NĐ- CP ngày ngày 07 tháng 4 năm 2010 của chính phủ Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.Nghị định này quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo quy hoạch; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị.
Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ vê tô chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng.
Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
23
Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.
Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng.
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ vê thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xâydựng xã, phường, thị trấn tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...
- Thông tư của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BXD-BNV ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của thanh tra xây dựng; Thông tư số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng. Thông tư liên tịch số 06/2014/TTLT-BXD- BNV, ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở xây dựng.
24
Ngoài các cơ sở pháp lý để quản lý trật tự xây dựng là các văn bản quy phạm pháp luật thì quản lý trật tự xâ dựng còn bao gồm các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị của các cấp chính quyền địa phương.
1.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng
Hiện nay theo quy định của pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng được tổ chức như sau: Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trong cả nước. Bộ xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ quản lý về trật tự xây dựng trong phạm vi cả nước, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa phương mình theo sự phân cấp của Chính phủ và của ủy ban nhân dân cấp trên.
Giúp việc cho chính quyền các cấp là Sở xây dựng, Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng kinh tế hạ tầng, công chức địa chính và Tổ quản lý đô thị phường và lực lượng trật tự xây dựng (trong đó có Thanh tra xây dựng thuộc sự quản lý của Sở xây dựng).
- Cấp thành phố thuộc tỉnh:
+ Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phốỦy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, thị xã gọi chung là cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn: Quản lý việc xây dựng, cấp phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện xây dựng trên địa bàn; Tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng.
Trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, thị xã gọi chung là cấp huyện trong quản lý trật tự xây dựng: Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; Đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng thuộc địa bàn; ban hành kịp thời quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng
25
theo thẩm quyền; Xử lý Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường các cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm; Chịu tráchnhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn; Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xâỵ dựng trên địa bàn có hiệu quả.
+ Phòng Quản lý đô thị: Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố. Có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Phòng quản lý đô thị có chức năng, nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý các cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm. Là cơ quan thụ lý hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép xây dựng.
Có trách nhiệm phối họp với ƯBND các phường, xã kiểm tra xây dựng về quản lý sau cấp phép, xác định chỉ giới xây dựng từ khi công trình khởi công đến khi hoàn công, chủ trì giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến việc cấp phép xây dựng và hoạt động xây dựng.
Khi nhận được đề nghị của UBND phường, xã, Phòng Quản lý đô thị sẽphối hợp với công chức xây dựng của phường, xã, kiểm tra phần công trình vi phạm giấy phép được cấp, tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý các vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng. Đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác.Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện/thành
26
phố xử lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Tổng hợp và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, Thanh tra Sở Xây dựng về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động xây dựng trên địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
+ Thanh tra Sở xây dựng có chức năng nhiệm vụ trong quản lý trật tự xây dựng như sau: Thanh tra xây dựng thanh tra chuyên ngành về xây dựng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.
Chánh thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo và đề xuất ủy ban nhân dân cấp tỉnh những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục; Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với những công trình do Sở Xây dựng hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng trong trường họp ủy ban nhân dân cấp huyện buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định kịp thời; Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.
27
Giám đốc Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp phường (nếu có), Phòng Quản lý đô thị cấp huyện (nếu có) và thủ trưởng các cơ quan khác được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý các cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.
+ Các phòng chức năng khác Phòng Tài nguyên môi trường: Phòng Tài nguyên môi trường có trách nhiệm xác nhận kết quả thẩm tra của ủy ban nhân dân phường trong trường hợp gia đình không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Giúp ủy ban nhân dân huyện, thành phố xác định các chỉ giới xây dựng theo quy định những trường hợp có khiếu kiện tranh chấp. Phối hợp với Phòng quản lý đô thị trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất của huyện, thành phố và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đối với những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng.
Phòng Tư pháp: Phòng Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với ủy ban nhân dân phường và thanh tra xây dựng quận, huyện, thành phố trong quá trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
Phòng Nội vụ: Phòng Nội vụ có trách nhiệm tham mưu giúp ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong công tác bố trí, tuyển chọn cán bộ, kiện toàn nâng cao năng lực của Phòng Quản lý đô thị, thanh tra xây dựng, ủy ban nhân dân các phường, xã trong công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Phối hợp với thanh tra xây dựng quận, huyện, thành phố và Phòng Quản lý đô thị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước và các cơ quan liên quan khác: Thủ trưởng doanh nghiệp, cá nhân cung
28
cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác không được cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác cho những công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng; phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp không thực hiện, thực hiện không kịp thời hoặc dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
- Cấp phường, xã:
+ Ủy ban nhân dân phường, xã: Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với những công trình nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý. Ủy ban nhân dân phường, xã có nhiệm vụ kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) trong quản lý trật tự xây dựng: Đôn đốc, kiểm tra tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, ban hành kịp thời quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá đỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền; Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm; Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Cán bộ địa chính, xây dựng: Theo quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
29
Các xã, phường, thị trấn đều bố trí cán bộ, công chức địa chính - xây dựng phụ trách việc quản lý trật tự xây dựng. Cán bộ, công chức địa chính – xây dựng được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm: Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền. Chịu trách nhiệm về những sai phạm trực tiếp hoặc gián tiếp trong quản lý trật tự xây dựng.
+ Các cơ quan có liên quan ở phường: Thủ trưởng cơ quan công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng, thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền.
Các Ban ngành, đoàn thể của phường phối hợp với Cán bộ địa chính - xây dựng tổ chức tuyên truyền các hộ dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng; vận động các hộ vi phạm trật tự xây dựng chấp hành đúng các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực xây dựng.
1.2.2.3. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan trong quản lý trật tự xây dựng
- Tổ chức việc thụ lý hồ sơ, tiến hành cấp phép xây dựng: Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Việc cấp Giấy phép xây dựng tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình nhanh chóng, an toàn, thuận tiện theo quy định.
Đảm bảo quản lý xây dựng các công trình theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa di tích lịch sử... Mặt khác cấp giấy phép xây
30
dựng còn là căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công. Các công trình được xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa, trùng tu, tái tạo, trước khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư phải xin phép xây dựng, trừ các công trình được miễn theo quy định tại Luật xây dựng.
Việc cấp giấy phép xây dựng, cải tạo các công trình xây dựng được phân theo nhiều cấp với quyền hạn và chức năng được quy định cụ thể ở từng