MTV SOTRANS
2.2.1. Thực trạng kết quả kinh doanh chung của công ty
Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.
Hiện các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn cuả chuỗi dịch vụ quan trọng này. Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế , song tính hơp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp.
Trong những năm gần đây, thương mại quốc tế không ngừng phát triển nhờ xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu và rộng, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung. Trong đó đặc biệt phải kể đến dịch vụ hậu cần (logistics) – một lĩnh vực then chốt, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
Tại các nước phát triển, doanh nghiệp ngày càng có xu hướng thuê ngoài nguồn nhân lực và vật chất tại các thị trường mới nổi như Đông Nam Á để tiết kiệm chi phí
hiệu quả trong sản xuất. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí nguyên vật liệu rẻ và mức lương thấp hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, vị trí địa lý của Việt Nam cũng là một mắt xích quan trọng giữa các khu vực Đông Nam Á, Đông Nam Á và là đường liên kết biển quan trọng với thế giới.
Trong báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê năm 2019, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,02% cùng với giá trị xuất khẩu tăng 8,1%, đạt 263,45 tỷ USD, nhập khẩu tăng 7% với 253,51 tỷ USD. Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, ngày càng có nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để thiết lập và phát triển các hoạt động sản xuất lắp ráp xuyên quốc gia, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam để hoàn thiện chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Việt Nam nằm trong top 10 các nước đang phát triển đã cải thiện đáng kể kết quả hoạt động trong vài năm qua từ thứ hạng 53 năm 2012 lên thứ hạng 39 năm 2018.
Ngoài ra, dịch vụ hậu cần của bên thứ ba (3PL) là một trong những dịch vụ hậu cần thuê ngoài phổ biến nhất, giúp khách hàng của họ không chỉ giảm chi phí hoạt động mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ và tập trung vào các năng lực cốt lõi để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Hơn nữa, ngành logistics Việt Nam cho thấy một ngành cạnh tranh và có triển vọng bùng nổ trong tương lai với tỷ trọng thấp ở mức 7,40%. Theo dữ liệu báo cáo của CRIF D&B Việt Nam năm 2019, về xu hướng tăng trưởng doanh thu, ngành logistics Việt Nam có xu hướng tăng trưởng tích cực và liên tục, trong đó doanh thu bán hàng tăng 6,8% từ 305.825 triệu đồng năm 2017 lên 325.294 triệu đồng năm 2018 và lên 332.634 triệu đồng vào năm 2019, tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng từ 12,23% năm 2017 lên 12,46% năm 2018, lên mức cao nhất 12,68% năm 2019.
Báo cáo này nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc về ngành logistics Việt Nam, bao gồm cả kết quả hoạt động và xu hướng phát triển của ngành logistics Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam đang đối mặt, các thành phần chính ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành logistics Việt Nam, và phân tích hồ sơ về 5 nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn hàng đầu tại Việt Nam.
Với quy mô và kinh nghiệm lâu năm trong cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, SOTRANS có hơn 100 đại lí tại mỗi quốc gia với trung bình 6000 teus giao
nhận mỗi tháng. Các đối tác cố định và mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, giày da may mặc nông sản dược phẩm,... nên tần suất đơn hàng khá ổn định.
Khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu (hơn 60% là công ty, VPĐD nước ngoài và liên doanh) tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, BR – VT và một số tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây Nam Bộ.Thị trường chính của Công ty: hàng xuất đi EU, US và Nhật Bản; hàng nhập từ EU và các nước châu Á, đặc biệt là Trung quốc và Đông Nam Á. Hiện nay SOTRANS đang cung cấp dịch vụ cho hơn 800 khách hàng, trong đó có những khách hàng đã gắn bó với Công ty hàng chục năm.
Một số khách hàng lớn: Tập đoàn sản xuất và kinh doanh Nông thổ sản Cargill (Mỹ), Tập đoàn sản xuất và kinh doanh thời trang SCAVI (Pháp), Tập đoàn sản xuất và kinh doanh Đồ gỗ SCANCOM (EU), Tập đoàn Friesland Campina, PepsiCo, P&G, Uni Presidnet, Holcim, Colgate Palmolive…
Trong nhiều năm qua, mức tăng trưởng doanh thu của SOTRANS luôn đạt khoảng 30% và tăng đều trong suốt 7 năm gần đây nhất. Điều đó cho thấy sự ổn định trong tăng trưởng và phát triển của SOTRANS.
( Nguồn: web sotrans.com )
Hình 2.1: Đồ thị thể hiện tăng trưởng lợi nhuận của SOTRANS giai đoạn 2005-2020
Trong 5 năm gần đây, cụ thể là trong giai đoạn 2015-2020, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Nguyên nhân có thể là do sự tác động của tình hình chính trị trên thế giới không ổn định đã làm cho giá xăng dầu, nhiên liệu thay
đổi và chính điều này đã tác động trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận cũng như các hoạt động của công ty.
Cụ thể được thể hiện qua tình hình hoạt động của công ty với số liệu của năm gần nhất ( năm 2019)
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất SOTRANS giai đoạn 2015-2019
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lơi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
( Nguồn từ báo cáo thường niên hợp nhất SOTRANS)
Từ năm 2015 – 2018 doanh thu của SOTRANS tăng mạnh do hoạt động Logistics giai đoạn này đang trên đà phát triển tốc độ 20%/năm , thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư chú ý, thu hút nguồn vốn FDI dồi dào vào phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, sân bay, đường xá, các phương tiện vận tải; mở rộng quy mô và thành lập các công ty Logistics mới. Ảnh hưởng từ xu thế toàn cầu hóa và thương mai tự do trên toàn cầu nên đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và kéo theo cả hoạt động vận tải quốc tế tăng mạnh. Cùng với sự phát triển của hoạt động Logistics của Việt Nam, SOTRANS cũng đạt được mức doanh thu cao với tốc độ phát triển vượt trội ( từ 2015-2019 lần lượt là11.6%, 24.8%, 15.3%, 12,1% ), cao nhất trong suốt quá trình phát triển.
Năm 2019, doanh thu hợp nhất của công ty đạt 1835,5 tỷ đồng, đạt 90% so với kế hoạch đề ra, chủ yếu do sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ trong ngành. Ngoài ra, hoạt động vận tải siêu trường siêu trọng cũng ảnh hưởng do nguồn vốn đầu tư công năm 2019 dải ngân chưa đạt kế hoạch, làm chậm tiến độ cách dự án mà công ty đang
triển khai. Tuy vậy, với sự nỗ lực của cả công ty, doanh thu cũng phản ánh sự tăng trưởng so với năm 2018, với mức tăng là 4%.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2019 lần lượt đạt 76% và 80% so với kế hoạch đề ra vì các nguyên nhân chủ yếu:
- Doanh thu thấp hơn kế hoạch 10% tạo nên hiệu ứng giảm lợi nhuận.
- Hoạt động của một số công ty liên doanh liên kết trong năm 2019 thấp hơn kế hoạch, làm sụt giảm lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết
- Một số khoản đầu tư tài chính giảm giá trị, làm phát sinh tăng các chi phí dự phòng tài chính.
Từ năm 2020, chịu ảnh hưởng của dịch Covid tới nền kinh tế và ngành Logistics, SOTRANS và các doanh nghiệp logistics khác đều chịu một thiệt hại nhưng không quá lớn. Cụ thể SOTRANS đạt được 2.032 tỉ đồng doanh thu năm 2020 tăng 10,7% so với năm 2019. Một con số khả quan trong thời kì nền kinh tế ảm đạm này.