1.3.1.1 Singapore - Tận dụng thế mạnh và xây dựng chiến lược Singapore luôn nằm trong nhóm các quốc gia đứng đầu thế giới và khu vực về DV Logistics. Hơn thế nữa, chất lượng và năng lực cung ứng DV Logistics của Singapore ở mức cao và ngày càng tăng so chi phí trả. Theo BXH chỉ số năng lực cạnh tranh (LPI), năng lực và chất lượng DV của cơ quan hải quan, các cơ quan kiểm tra của Singapore được tới 83.33% và 66.67% người được hỏi đánh giá là cao vào hàng bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, hiệu quả của quá trình vận chuyển từ giải phóng và giao hàng đến thực hiện các thủ tục hành chính của Singapore luôn đạt chất lượng với sự đồng ý của 100% người được hỏi, cao hơn từ gấp đôi đến gấp 6 lần so với hiệu quả của Việt Nam.
Để đạt được những thành công như trên, một trong những yếu tố cơ bản là vai trò của Chính phủ. Chính phủ Singapore đã đề ra và thực thi chiến lược phát triển hệ thống cảng biển và trung tâm (TT) Logistics, tự do hóa thương mại bằng các khu kinh tế tự do. Năm 1997, Singapore triển khai chương trình Logistics Enhangcement and
Application với 4 nhóm giải pháp và 16 dự án cụ thể về phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển năng lực phát triển cơ cấu hạ tầng.
Trong đó, chú trọng cam kết của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và Logistics. Singapore đã đưa ra các cam kết như ưu đãi thuế cho các công ty tàu biển quốc tế; miễn thuế thu nhập từ tàu biển trong 10 năm; hưởng tỷ lệ thuế ưu đãi nhỏ hơn 10% trên mức tăng doanh thu từ việc cung cấp DV trong 5 năm và cho vay ưu đãi với tàu và container…
Khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống Logistics toàn cầu, khuyến khích các công ty đa quốc gia và các nhà cung ứng DV Logistics đặt trụ sở tại nước mình… Đồng thời, thực thi một chính sách tự do nhất đối với quyền sở hữu kinh doanh nước ngoài, không có bất cứ một nguyên tắc đặc thù riêng nào đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy, Singapore đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI vào các thành phần kinh tế cơ bản, thiết lập các trung tâm mua sắm, quảng cáo, phân phối hàng hóa nhờ luật đầu tư nước ngoài minh bạch, cơ chế chính sách hợp lý, hiệu quả.
Singapore cũng chú trọng đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng Logistics như hệ thống cảng biển, tuyến đường tàu điện ngầm, hệ thống đường cao tốc, TT Logistics hàng không, trạm không vận hàng tươi sống… Diện tích nhỏ và hầu như không có tài nguyên nên ngay từ đầu Singapore đã xác định dựa vào thế mạnh của cảng biển và năng lực thương mại. Các bến cảng của Singapore được chuyên dụng cho các mục đích khác nhau như cảng chuyên dùng cho container, xăng dầu, ôtô, sắt thép, xi măng… Cảng hiện có 204 cầu trục, cẩu giàn, kho lưu trữ, hệ thống thông tin hiện đại với một bến xe chuyên dụng cho phép chứa 1 triệu ôtô mỗi năm và chứa 20.000 ôtô cùng lúc.
Song song với cảng biển, Singapore xác định phát triển vận tải hàng không với việc mở rộng sân bay Changi trở thành một trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế và là cửa ngõ quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á. Đây là trung tâm DV kiểu “một trạm”, hàng hóa nhập khẩu được thông quan, bốc dỡ từ máy bay và vận chuyển đến tận tay người nhận hàng trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Bên cạnh đó là hệ thống giao thông đường bộ phát triển, trung bình mỗi ngày hơn
50triệu tấn hàng hóa các loại được vận chuyển trên các tuyến giao thông huyết mạch của Singapore để tập kết tại các kho hàng. Cùng với phát triển và hiện đại hóa cơ sở vật chất, Singapore đã áp dụng hệ thống CNTT hiện đại từ hình thức chấp nhận thủ tục trực tiếp, loại hàng hóa, xuất xứ, trọng lượng, nơi đến đến hỗ trợ bốc dỡ, vận
chuyển và lưu trữ hàng hóa. Các khâu kiểm soát ôtô ra vào cảng và bốc xếp hàng hóa đều được tối ưu hóa bằng máy móc. Điều này giúp giảm các chi phí liên quan đến thông tin trong các hoạt động Logistics, đồng thời tạo ra nguồn thu từ các DV Logistics của giá trị gia tăng cao.
Nhờ tổ chức các hoạt động như cấp học bổng và tài trợ nghiên cứu Logistics cho sinh viên, thành lập học viện Logistics châu Á – Thái Bình Dương và phát triển học viện này thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Logistics hàng đầu châu Á, thành lập viện nghiên cứu Logistics Singapore nhằm phát triển chiến lược và chương trình đào tạo Logistics, Singapore đã đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này.
Có thể nói, kinh nghiệm của Singapore để có thể trở thành TT Logistics hàng đầu của khu vực và thế giới là nhận ra, tận dụng tốt thế mạnh của mình và có những chính sách, chiến lược đầu tư, đổi mới quản lý DV Logistics đúng đắn, hiệu quả.
1.3.1.2. Nhật Bản - Chú trọng hiệu quả và hoạt động kiểm soát vĩ mô
Nhật Bản hiện nay được đánh giá là một trong những quốc gia có trình độ phát triển Logistics hàng đầu thế giới. Tính hiệu quả của dịch vụ hậu cần Nhật Bản đã vượt cả châu Âu, châu Mỹ và trở thành quốc gia cung cấp dịch vụ hậu cần số 1 trên thế giới.
Những đặc điểm chính của DV Logistics Nhật Bản là hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT rất hiện đại, đặc biệt là hệ thống cầu vượt biển để liên kết các đảo trên toàn đất nước. Hệ thống đường cao tốc đã bao trùm lên tất cả 4 đảo lớn của đất nước. Các đường cao tốc này đã xuyên suốt tới tận đảo Honshu, Kyushu ở phía Nam và đảo Hokkaido ở phía Bắc. Tất cả các đảo đều được nối liền bởi các cầu xuyên Tây Đại Dương và các đường hầm xuyên biển. Khối lượng vận chuyển hàng không tăng gấp 4
– 5 lần trong vòng 10 năm tính từ 1998. Giá trị vận chuyển đường hàng không tính bằng đồng Yên chiếm tới 28% tổng giá trị hàng hóa, trong khi khối lượng vận chuyển chỉ chiếm 0.3%. Tăng trưởng của thị trường 3PL rất nhanh và đạt quy mô gần 2.000 tỷ Yên vào năm 2012. Đến nay, DV phân phối tại nhà ở Nhật Bản đã hoàn toàn sử dụng CNTT trong mọi hoạt động.
Đạt được những thành quả như trên, một trong những nhân tố chính là vai trò lãnh đạo, định hướng và thực thi quan trọng của Chính phủ Nhật Bản. Quốc gia này đã quan tâm phát triển dịch vụ Logistics từ khá sớm. Bằng cách sắp xếp kế hoạch phát triển các bãi kho vận hậu cần và các thiết bị hậu cần, Nhật Bản đã lựa chọn những vị trí thích hợp ở gần các khu liền kế thành phố, bên cạnh các tuyến giao thông nội bộ và các đường giao thông huyết mạch chính nối liền các thành phố lớn để xây dựng các kho vận hậu cần. Kho chứa hàng được xây dựng gần các cảng biển lớn, có hệ thống
GTVT thông suốt với tổng diện tích hơn 800.000m2 bề mặt trên khắp nước Nhật. Hệ thống kho bãi cung cấp đa dạng các chức năng DV như kho làm lạnh, kho giữ ấm… và hàng loạt các DV bảo quản thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm nhạy cảm khác.
Để hoàn thiện hệ thống đường xá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đường sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ thành phố và phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết, Nhật Bản đã ban hành hàng loạt chính sách khuyến khích thích hợp như giảm một số sự điều chỉnh, thành lập những tổ chức liên kết và cung cấp sự trợ giúp chính thức. Thường bán đất với giá thấp để xây dựng các kho vận hậu cần. Do vậy, nhiều công ty tư nhân đã vay tiền ngân hàng và các khoản ưu đãi để xây dựng các kho bãi hậu cần.
Từ năm 1997 tới nay, Nhật Bản định kỳ ban hành các chính sách/chiến lược phát triển Logistics, trong đó thống nhất xuyên suốt quan điểm là cần thiết lập được một hệ thống Logistics hiện đại và hiệu quả toàn diện nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của DN, đồng thời mang lại lợi ích KT - XH cho quốc gia
Năm 2005, để nhanh chóng có những giải pháp hiệu quả phù hợp với những xu hướng biến động của thị trường, Nhật Bản đã ban hành chương trình The New Comprehensive Program of Logistics Policies (2005 – 2009). Trong đó hướng đến 2 mục tiêu cơ bản là thiết lập một hệ thống Logistics tiên tiến, hiệu quả, toàn diện nhằm thực hiện một xã hội cạnh tranh quốc tế và thiết lập một hệ thống Logistics giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội, môi trường. Chương trình này đề ra các giải pháp chính là đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng Logistics gồm cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và hệ thống cầu cảng, trong đó nâng cao hiệu quả mạng lưới vận tải biển và Logistics hàng không quốc tế; lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các TT Logistics. Đồng thời, khuyến khích phát triển công nghệ thông tin phục vụ Logistics và thực thi chính sách để tạo dựng môi trường kinh doanh Logistics.
1.3.1.3. Những kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi
Việt Nam hiện có khoảng 1.400 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp doanh nghiệp cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Chính vì thế, ngành công nghiệp logistics của Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ phôi thai và chưa được thực hiện thống nhất. Trên cơ sở những hoạt động Logistics hiệu quả từ các quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực logistics như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, … Ngành logisticsViệt
Nam có thể nhận ra nhiều bài học kinh nghiệm đáng giá từ các quốc gia lớn đó để từng bước phát triển ngành dịch vụ này.
Thứ nhất, bởi logistics là một lĩnh vực dịch vụ liên quan đến nhiều ngành, từ sản xuất, thương mại đến giao thông nên cần có sự chủ trì thống nhất từ cấp cao nhất (Thủ tướng Chính phủ). Trên cơ sở đó xây dựng một khung khổ pháp lý đồng bộ nhằm gắn kết, thống nhất quản lý và phối hợp các ngành để tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình và mục tiêu trọng điểm, tạo điều kiện phát triển mạnh và trọng tâm cho dịch vụ logistics.
Dựa vào kinh nghiệm từ các nước tiên phong trong nền công nghiệp logistics, một số quốc gia đã hình thành cơ quan chuyên trách hoặc hội đồng tư vấn với các thành viên đến từ các Bộ, ngành liên quan nhằm đề ra một kế hoạch hành động mang tính chiến lược với tầm nhìn dài hạn 5 – 10 năm cho phát triển ngành logistics. Do vậy, Việt Nam cũng cần phải đưa ra một quy hoạch mang tính chất dài hạn cụ thể cho hoạt động logistics về việc tập trung trọng điểm hay tập trung một lần hay đầu tư dàn trải. Từ tình hình thực tế, nghiên cứu để nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, chỉ xây mới những hạng mục còn thiếu, cần hỗ trợ cho sự phát triển của ngành.
Thứ hai, các giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của các quốc gia tựu trung lại là tập trung vào 3 nội dung chính: Phát triển cơ sở hạ tầng đối với phát triển dịch vụ logistics gồm hạ tầng giao thông và hạ tầng thông tin; các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và phát triển nguồn nhân lưc.
Về phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ logistics dựa trên thế mạnh cảng biển là rất quan trọng vì nước ta có bờ biển dài và nhiều cảng biển. Do đó cần đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển, các trung tâm dịch vụ logistics cảng biển quốc tế tại các vị trí chiến lược trên lãnh thổ, những vị trí ở gần các khu liền kề thành phố, CCN, vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, cả về đường bộ, đường biển, đường thủy, đường hàng không, hình thành một chuỗi dịch vụ logistics theo mô hình một cửa.
Áp dụng công nghệ thông tin cũng là nhân tố quan trọng và không thể thiếu để có thể phát triển một hệ thống logistics mạnh. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics có thể giúp các công ty giao sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ gia tăng. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm được thời gian, đảm bảo thông tin thông suốt không chỉ giữa các hãng tàu mà còn giữa các cơ quan quản lý, giảm thiểu tổn thất trong quá trình lưu kho và thời gian lưu kho nhằm
đơn giản hóa trong việc tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan, trung chuyển và giao nhận hàng hóa.
Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi nên tập trung vào việc tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan và hoạt động đầu tư, thương mại. Thu hút các công ty logistics lớn trên thế giới đặt chi nhánh hoặc trụ sở bằng các chính sách ưu đãi về thuế, về hoạt động vận chuyển hàng hóa làm gia tăng số lượng vốn đầu tư nước ngoài và quan trọng hơn là kinh nghiệm và sự tham gia môi trường quốc tế của các nhà điều hành dịch vụ logistics. Bởi vậy, Việt Nam cần khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài nhằm thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu. Phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thu hút các công ty dịch vụ logistics cũng như các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực dịch vụ logistics tại Việt Nam. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho dichn vụ logistics cảng như đẩy nhanh tiến trình giảm thuế nhập khẩu, ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ và khả năng cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam so với thế giới.
Mặt khác, ngành logistics đòi hỏi nguồn lực lao động có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và tối ưu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cần học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho ngành này. Đó là xây dựng một trung tâm, viện nghiên cứu chuyên về lĩnh vực logistics; Đào tạo kỹ năng, kỷ luật và tác phong làm việc của nguồn nhân lực hiện tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động logistics; thành lập hiệp hội dịch vụ logistics, hình thành quỹ hàng hải với nhiệm vụ chính để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Thúc đẩy các hiệp hội xúc tiến mở các triển lãm, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, nâng cao chất lượng nhân lực logistics.
Thứ ba, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ logistics, giảm thiểu số lượng thủ tục hành chính liên quan đến dịch vụ, cải thiện công tác và thủ tục hải quan, thông quan cụ thể thông qua hoạt động kết nối, trao đổi thông tin với hải quan cảng với các nước trong khu vực và thực hiện cơ chế hải quan một cửa theo lộ trình đã cam kết. Giảm thời gian kiểm tra thực tế, thời gian thông quan xuống chỉ bằng 1,5 lần các nước phát triển về dịch vụ logistics trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam và Công tyTNHH MTV SOTRANS TNHH MTV SOTRANS
Thứ nhất, xây dựng hệ thống giao nhận chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến cuối cùng,