Những kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV SOTRANS (Trang 29 - 31)

Việt Nam hiện có khoảng 1.400 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp doanh nghiệp cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Chính vì thế, ngành công nghiệp logistics của Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ phôi thai và chưa được thực hiện thống nhất. Trên cơ sở những hoạt động Logistics hiệu quả từ các quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực logistics như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, … Ngành logisticsViệt

Nam có thể nhận ra nhiều bài học kinh nghiệm đáng giá từ các quốc gia lớn đó để từng bước phát triển ngành dịch vụ này.

Thứ nhất, bởi logistics là một lĩnh vực dịch vụ liên quan đến nhiều ngành, từ sản xuất, thương mại đến giao thông nên cần có sự chủ trì thống nhất từ cấp cao nhất (Thủ tướng Chính phủ). Trên cơ sở đó xây dựng một khung khổ pháp lý đồng bộ nhằm gắn kết, thống nhất quản lý và phối hợp các ngành để tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình và mục tiêu trọng điểm, tạo điều kiện phát triển mạnh và trọng tâm cho dịch vụ logistics.

Dựa vào kinh nghiệm từ các nước tiên phong trong nền công nghiệp logistics, một số quốc gia đã hình thành cơ quan chuyên trách hoặc hội đồng tư vấn với các thành viên đến từ các Bộ, ngành liên quan nhằm đề ra một kế hoạch hành động mang tính chiến lược với tầm nhìn dài hạn 5 – 10 năm cho phát triển ngành logistics. Do vậy, Việt Nam cũng cần phải đưa ra một quy hoạch mang tính chất dài hạn cụ thể cho hoạt động logistics về việc tập trung trọng điểm hay tập trung một lần hay đầu tư dàn trải. Từ tình hình thực tế, nghiên cứu để nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, chỉ xây mới những hạng mục còn thiếu, cần hỗ trợ cho sự phát triển của ngành.

Thứ hai, các giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của các quốc gia tựu trung lại là tập trung vào 3 nội dung chính: Phát triển cơ sở hạ tầng đối với phát triển dịch vụ logistics gồm hạ tầng giao thông và hạ tầng thông tin; các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và phát triển nguồn nhân lưc.

Về phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ logistics dựa trên thế mạnh cảng biển là rất quan trọng vì nước ta có bờ biển dài và nhiều cảng biển. Do đó cần đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển, các trung tâm dịch vụ logistics cảng biển quốc tế tại các vị trí chiến lược trên lãnh thổ, những vị trí ở gần các khu liền kề thành phố, CCN, vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, cả về đường bộ, đường biển, đường thủy, đường hàng không, hình thành một chuỗi dịch vụ logistics theo mô hình một cửa.

Áp dụng công nghệ thông tin cũng là nhân tố quan trọng và không thể thiếu để có thể phát triển một hệ thống logistics mạnh. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics có thể giúp các công ty giao sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ gia tăng. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm được thời gian, đảm bảo thông tin thông suốt không chỉ giữa các hãng tàu mà còn giữa các cơ quan quản lý, giảm thiểu tổn thất trong quá trình lưu kho và thời gian lưu kho nhằm

đơn giản hóa trong việc tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan, trung chuyển và giao nhận hàng hóa.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi nên tập trung vào việc tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan và hoạt động đầu tư, thương mại. Thu hút các công ty logistics lớn trên thế giới đặt chi nhánh hoặc trụ sở bằng các chính sách ưu đãi về thuế, về hoạt động vận chuyển hàng hóa làm gia tăng số lượng vốn đầu tư nước ngoài và quan trọng hơn là kinh nghiệm và sự tham gia môi trường quốc tế của các nhà điều hành dịch vụ logistics. Bởi vậy, Việt Nam cần khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài nhằm thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu. Phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thu hút các công ty dịch vụ logistics cũng như các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực dịch vụ logistics tại Việt Nam. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho dichn vụ logistics cảng như đẩy nhanh tiến trình giảm thuế nhập khẩu, ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ và khả năng cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam so với thế giới.

Mặt khác, ngành logistics đòi hỏi nguồn lực lao động có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và tối ưu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cần học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho ngành này. Đó là xây dựng một trung tâm, viện nghiên cứu chuyên về lĩnh vực logistics; Đào tạo kỹ năng, kỷ luật và tác phong làm việc của nguồn nhân lực hiện tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động logistics; thành lập hiệp hội dịch vụ logistics, hình thành quỹ hàng hải với nhiệm vụ chính để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Thúc đẩy các hiệp hội xúc tiến mở các triển lãm, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, nâng cao chất lượng nhân lực logistics.

Thứ ba, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ logistics, giảm thiểu số lượng thủ tục hành chính liên quan đến dịch vụ, cải thiện công tác và thủ tục hải quan, thông quan cụ thể thông qua hoạt động kết nối, trao đổi thông tin với hải quan cảng với các nước trong khu vực và thực hiện cơ chế hải quan một cửa theo lộ trình đã cam kết. Giảm thời gian kiểm tra thực tế, thời gian thông quan xuống chỉ bằng 1,5 lần các nước phát triển về dịch vụ logistics trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV SOTRANS (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w