Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV SOTRANS (Trang 52)

-Thứ nhất là về tình hình sử dụng dịch vụ: số lượng đơn hàng cố định do có quan hệ hợp tác lâu năm với các khách hàng cố định. Điều này giúp cho SOTRANS có doanh thu ổn định, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín khi là sự lựa chọn của các công ty lớn trên toàn cầu từ đó nâng tầm vị thế trở thành công ty cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam. - Thứ hai là về nguồn nhân lực của công ty: công ty có đội ngũ nhân viên đông đảo năng động, linh hoạt và chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra công ty còn mời những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao từ nước ngoài về làm việc cho công ty với mục tiêu thúc đẩy hiệu qủa làm việc với các đại lí tại nước ngoài và tiếp cận với thị trường quốc tế. Các bộ phận được phân chia nhiệm vụ rõ ràng và kết hợp với nhau linh hoạt.

- Thứ ba là về hệ thống quản lí hoạt động Logistics: hiện đại do đã áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lí doanh nghiệp cũng như quản lí vận chuyển.

- Thứ tư là về chất lượng dịch vụ: chi phí cạnh tranh, thủ tục đơn giản, thông tin đầy

đủ kịp thời, giải quyết sai lệch kịp thời, thời gian giao hàng chính xác và nhanh chóng và hàng hóa được đảm bảo giao đến tay khách hàng với tình trạng tốt nhất. SOTRANS có đội ngũ nhân viên phòng dịch vụ khách hàng rất tận tâm và chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ khách hàng và giải quyết vấn đề một cách khách quan và kịp thời sau đó thông tin đến khách hàng chính xác và nhanh chóng.

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục của dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV SOTRANS

- Thứ nhất là về tình hình sử dụng dịch vụ: do làm việc với các khách hàng cố

định nên các loại hình dịch vụ và phương thức vẫn còn hạn chế, chưa mở rộng được quy mô và tận dụng hết được các cơ hội trên thị trường.

- Thứ hai là về nguồn nhân lực: phần lớn nhân viên đều là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tuy nhiên vẫn còn số ít nhân lực trẻ thiếu sót kinh nghiệm và kiến thức về chuyên môn. Chất lượng nhân viên liên lạc còn nhiều hạn chế do: Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại phòng dự án cao; Công ty chỉ tiến hành huấn luyện với những nh0ân viên mới, không thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng nhân sự đối với nhân viên đang làm việc.

- Thứ ba là về hệ thống quản lí: tuy đã áp dụng được công nghệ thông tin vào quản lí nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện và hiệu quả. Hơn nữa, với tốc độ phát triển về công nghệ thông tin nhanh như hiện nay, nhiều xu thế mới được hình thành thì SOTRANS cần phải cái cải thiện và nâng cấp nhiều hơn nữa để bắt kịp xu thế, nâng cao chất lượng quản lí và kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

- Thứ tư là về hiệu quả hoạt động; hoạt động xuất nhập khẩu những năm gần đây của SOTRANS chưa thực sự hiệu quả vì hiệu suất sinh lời vốn và sinh lời doanh thu có xu hướng giảm do công ty đang tăng cường đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Thứ năm là về chất lượng dịch vụ:

+ Về chất lượng thủ tục: SOTRANS chưa ấn định thời gian cụ thể trong quy trình

đặt hàng, xuất hiện trường hợp đơn hàng không được xử lý.

+ Về chất lượng thông tin: Thông tin SOTRANS cung cấp cho khách hàng thường

đầy đủ tuy nhiên do số lượng đơn hàng nhiều nên đôi khi sẽ xảy ra tình trạng chậm trễ

+ Về xử lý đơn hàng gặp trục trặc( giao hàng chậm và tình trạng hàng hóa bị hư hại): phần lớn nguyên nhân gây nên sự chậm trễ và hư hại đều bắt nguồn từ những nhân tố không thể kiểm soát như thời tiết xấu, mất điện,.. tuy nhiên hạn chế đó cũng do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị và sự kết nối giữa các phòng ban trong việc giải quyết đơn hàng chưa được chú ý. Các đơn chậm trễ và hư hại chỉ được giải quyết “bề mặt” mà chưa được giải quyết “tận gốc”.

+ Về tính kịp thời: Khách hàng phàn nàn về thời gian giao hàng, nguyên nhân của vấn đề đã được bộ phận hỗ trợ kinh doanh liệt kê trong bảng thống kê nguyên nhân

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG

TY TNHH MTV SOTRANS

3.1. Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của công ty TNHH MTV SOTRANS MTV SOTRANS

3.1.1. Cơ hội

Quy mô thị trường dịch vụ logistics Việt Nam nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng lên đến 9000 – 1.000 triệu tấn vào năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn (năm 2016 đạt khoảng

600 triệu tấn)

- Giá nhiên liệu đang ở mức thấp, giúp giảm chi phí đầu vào của lĩnh vực vận

tải.

- 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới dự báo sẽ phải đi qua vùng biển Đông trong 5 – 10 năm tới, giúp cải thiện nhu cầu vận tải.

- Chu kỳ suy thoái của vận tải biển bắt đầu từ năm 2009, tính đến hết năm

2016 là khoảng 7 năm. Vì vậy, một chu kỳ tăng trưởng mới của ngành vận tải biển đã bắt đầu trong những năm tới.

- Sự quan tâm từ phía Chính phủ thông qua các quy hoạch, chiến lược như

Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC)… các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, sau 15 năm gia nhập WTO với lộ trình 4 bước đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội tiếp cận được thị trường Logistics rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; phát huy lợi thế địa lý – chính trị trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics như phát triển cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên Á, các trung tâm logistics; Hội nhập logistics tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng, góp

3.1.2. Thách thức

Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế đến sự phát triển, dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước; Doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp; Thiếu hụt nguồn nhân lực logistics được đào tạo bài bản và có trình độ quản lý logistics; Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nước ta trong hội nhập về logistics.

Ngoài những thách thức chung thì chuỗi cung ứng (Supply Chain) là quá trình theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác là quá trình điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Xu hướng tiến tới việc giao hàng đúng lúc, kết hợp với các khuyến mãi hấp dẫn để tiếp cận các nguồn cung ứng tốt nhất khiến cho chuỗi cung ứng nào cũng chứa đầy rủi ro.

Rủi ro về kinh tế

Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp.

Năm 2019, kinh tế trong nước cơ bản ổn định; GDP năm 2019 tăng 7,02%, vượt mục tiêu đặt ra; lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức thấp 2,01%. Các chỉ tiêu có mức tăng trưởng hàng năm cao hơn cùng kỳ năm ngoái gồm có GDP, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (đã loại trừ yếu tố giá). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng 8,4% so với năm 2018.

Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, kinh doanh kho bãi và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, kết quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tình hình hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.

Những thay đổi về chính sách cũng như những biến động của nền kinh tế Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu và gây tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có Công ty TNHH MTV SOTRANS .

Rủi ro về luật pháp là rủi ro mang tính hệ thống, có ảnh hưởng chung đến toàn ngành. Những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động của Công ty

Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta chưa thật sự hoàn chỉnh, còn tồn tại nhiều quy định phức tạp chồng chéo trong lĩnh vực hành chính nhất là những quy định về thủ tục hải quan và các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu. Luật hải quan hiện đã ra đời nhưng cũng cần thời gian để hoàn thiện mọi vấn đề trong thực tế. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của SOTRANS.

Rủi ro đặc thù:

Hoạt động logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển trọn gói từ nhà sản xuất - vận tải - người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics chưa hoàn chỉnh cũng là một trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực này.

SOTRANS sẽ phải phát triển trên diện rộng các hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics từ khâu tiếp nhận thông tin đến làm thủ tục, vận chuyển, giao hàng để tăng khả năng kiểm soát cũng như phối hợp giữa các yếu tố đầu vào cùng kinh nghiệm và hoạt động thực tại của công ty.

Rủi ro khác:

Các rủi ro khác như thiên tai, dịch hoạ… do thiên nhiên gây ra là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của công ty, đặc biệt đối với hoạt động giao nhận vận tải quốc tế. Đây là những rủi ro không thể loại trừ nhưng có thể giảm thiểu. Vì vậy công ty thường xuyên nắm bắt kịp thời thông tin về những diễn biến tình hình thời tiết, lên kế hoạch điều hành công việc một cách tối ưu; tham gia mua bảo hiểm cho các tài sản, hàng hóa của SOTRANS và của khách hàng.

3.1.3. Định hướng phát triển

Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ Logistics trong nước và quốc tế từ 10 – 30% so với cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động, một số doanh nghiệp thiếu hụt nguồn nguyên liệu để sản xuát và khó tìm đầu ra cho sản phẩm tại các khu vực Châu á và một số các khu vực khác.

Điều này làm giảm sản lượng hàng hóa lưu thông, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành Logistics. Do vậy, năm 2020 công ty đã và đang lên kế hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, công ty cũng đặt ra các kế hoạch trong năm 2020, cụ thể:

- Tăng cường sử dụng dịch vụ giữa các công ty trong công ty nhằm từng bước định hình chuỗi cung ứng dịch vụ hoàn chỉnh và tối đa hóa lợi nhuận

- Thực hiện tái cơ cấu tài sản nhằm mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài sản,

đông thời tập trung đầu tư vào các tàu sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phù hợp với chiến lược lâu dài của công ty

- Xây dựng tổ chức và hoạt động bền vững với cơ cấu tổ chức phù hợp, đội ngũ nhân sự kế thừa, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường

- Tăng cường công tác giám sát điều hành và quản trị trong hoạt động kinh doanh

- Kiểm soát chặt chẽ chi phí nhằm tiết giảm các chi phí không cần thiết

- Tiếp tục xem xét đầu từ vào hệ thống hạ tầng, phương tiện trang thiết bị, công nghệ thông tin

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty

TNHH MTV SOTRANS

3.2.1. Giải pháp chung

Phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đa phương thức

Để nâng cao chất lượng dịch vụ VTĐPT ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì công ty cần có sự nhận thức đầy đủ về VTĐPT và phát triển kết cấu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó công ty còn phải xem xét đến các yếu tố sau:

- Đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hóa

- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng VTĐPT

- Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải

Để kết nối các phương thức vận tải, Nhà nước cần quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT theo một tỉ lệ phù hợp và đồng bộ. Điều chỉnh chiến lược và quy hoạch vận tải, cảng biển… tầm nhìn 2020 và 2030 phù hợp các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp trên cả nước. Quy hoạch và phát triển đồng bộ các khu logistics sau cảng, các ICD, trung tâm phân phối, bến/ga container thuận tiện trong việc gom hàng đa phương thức.

Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo cán bộ nhân viên

Giáo dục và rèn luyện con người luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con người. Người làm VTĐPT vừa là nhà giao nhận vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp… để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi người làm vận tải phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử.

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác

Công ty cần nâng cao và cải thiện công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh của mình, trao đổi thông tin và các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai hải quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại công ty TNHH MTV SOTRANS (Trang 52)