Phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đa phương thức
Để nâng cao chất lượng dịch vụ VTĐPT ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì công ty cần có sự nhận thức đầy đủ về VTĐPT và phát triển kết cấu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó công ty còn phải xem xét đến các yếu tố sau:
- Đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hóa
- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng VTĐPT
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải
Để kết nối các phương thức vận tải, Nhà nước cần quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT theo một tỉ lệ phù hợp và đồng bộ. Điều chỉnh chiến lược và quy hoạch vận tải, cảng biển… tầm nhìn 2020 và 2030 phù hợp các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp trên cả nước. Quy hoạch và phát triển đồng bộ các khu logistics sau cảng, các ICD, trung tâm phân phối, bến/ga container thuận tiện trong việc gom hàng đa phương thức.
Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo cán bộ nhân viên
Giáo dục và rèn luyện con người luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con người. Người làm VTĐPT vừa là nhà giao nhận vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư vận tải. Họ phải lựa chọn phương tiện, người vận tải thích hợp… để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi người làm vận tải phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử.
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác
Công ty cần nâng cao và cải thiện công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh của mình, trao đổi thông tin và các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai hải quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.
Tổ chức và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, ứng dụng các phần mềm tin học cho phép công ty phát hiện ra điểm yếu trong toàn bộ chu trình lưu chuyển của hàng hóa. Cho nền ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác dịch vụ vận tải giao nhận sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi và nâng cao được hiệu quả cho việc điều hành hệ thống logistics của công ty. Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy tính với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc quản lý cả quá trình hoạt động logistics, đặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hóa và các chứng từ.
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp
- Đối với nhân viên thực hiện giao nhận (nhân viên hiện trường): Hoạt động giao nhận hàng hóa cũng chỉ là một nghiệp vụ ngoại thương nhưng ẩn trong nó là hàng loạt các hoạt động khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hải quan, luật pháp, thương mại, bảo hiểm, … do đó chỉ với một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Hàng hóa xuất nhập khẩu thường là hàng hóa có giá trị cao, hàng tươi sống, hàng đặc biệt, …
- Đối với nhân viên chứng từ, hành chính cần phải:
+ Xây dựng một chính sách thưởng phạt rõ ràng, cụ thể về tinh thần trách nhiệm để mọi người cùng tuân thủ nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm.
+ Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế đến giảng dạy, trao
đổi kinh nghiệm thực tế để các khóa đào tạo có chất lượng tốt.
+ Có chính sách thích hợp để sử dụng cán bộ sau khi đào tạo.
Tăng cường hoạt động marketing
Một là, xác định khách hàng
- Thực hiện nghiên cứu thị trường, giá cả, xác định tuyến vận tải mạnh, yếu của công ty.
- Thường xuyên liên lạc, thăm hỏi khách hàng, khắc phục các điểm chưa phù hợp
để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Hai là, gặp gỡ khách hàng để xác định những yêu cầu về dịch vụ
- Dàn xếp những cuộc tiếp xúc với khách hàng để tìm ra những yêu cầu của họ như cước phí, thời gian vận chuyển, cảng đến và những yêu cầu đặc biệt về dịch vụ khách hàng cũng như về chứng từ.
Ba là, Chào giá
Đàm phán với khách hàng khi có sự phản hồi. Xin ý kiến của chủ tàu khi chủ hàng có đề nghị giá thấp
Bốn là, chính sách về dịch vụ của công ty
- Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công trong kinh doanh của công ty.
- Không ngừng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ với giá cạnh tranh bằng cách: thao tác nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác và an toàn; làm đúng ngay từ đầu; giao hàng đúng hẹn.
Bên cạnh đó công ty nên tiến hành quảng cáo trên báo, tạp chí, diễn đàn chuyên ngành như báo hải quan, tạp chí Việt Nam Shipping, … gửi thông tin của công ty cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, quảng cáo qua website của công ty… nhằm giới
thiệu cho khách hàng những thông tin cần thiết về công ty, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty.
Thiết lập mối quan hệ, uy tín với khách hàng và hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Sắp xếp những cuộc tiếp xúc với khách hàng để tìm ra những yêu cầu của họ như cước phí, thời gian vận chuyển, cảng đến và những yêu cầu đặc biệt về dịch vụ khách hàng cũng như về chứng từ.
- Sắp xếp những cuộc tiếp xúc với khách hàng để tìm ra những yêu cầu của họ như cước phí, thời gian vận chuyển, cảng đến và những yêu cầu đặc biệt về dịch vụ khách hàng cũng như về chứng từ.
- Hệ thống hóa lại các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng thành từng nhóm nhỏ, thiết lập hệ thống câu hỏi trả lời thường xuyên giải đáp đẻ giảm tải sự trả lời lặp lại các câu hỏi giống nhau. Cũng như phân các công việc thành từng nhóm nhỏ tương đồng nhau để giúp cho quỹ thời gian được quản lý khoa học hơn.