Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm bán lẻ viettel (Trang 26 - 28)

1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.4.5.2Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

a. Hệ số nợ: là hệ số quan trọng để quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp

đó hay không, hệ số này cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trả được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không.

Công thức: Hệ số nợ =

Ý nghĩa:

Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản

Hệ số nợ cho biết các khoản nợ của doanh nghiệp tài trợ bao nhiêu tài sản của doanh nghiệp. Nếu hệ số này quá cao chứng tỏ gánh nặng về nợ là quá lớn. Nếu hệ số này quá thấp sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng nợ của doanh nghiệp chưa cao.

Ngoài ra, hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu cũng là một hệ số thông dụng để đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Nếu hệ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, rủi ro tài chính thấp và ngược lại.

b. Hệ số tự tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần.

Công thức: Hệ số tự tài trợ =Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Ýnghĩa: Một doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ rằng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó càng cao, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đó với các nguồn vốn khác càng thấp. Ngược lại, nếu hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp mà thấp cho thấy rằng doanh nghiệp đó đang bị phụ thuộc phần lớn vào các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp.

c.Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: là chỉ tiêu cho biết khả năng chi trả tài sản dài hạn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Công thức: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =Nguồn vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn

Ý nghĩa: Nếu hệ số này lớn hơn 1, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn. Do vậy, doanh nghiệp ít gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn. Nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác thì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán.

d. Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định:

Công thức: Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định =

Tài sản cố định Tổng tài sản

Ýnghĩa: Hệ số này càng lớn cho biết mức độ quan trọng của tài sản cố định đối với doanh nghiệp trong thời gian doanh nghiệp sử dụng tài sản vào kinh doanh. Nó phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp. e. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn:

Công thức: Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng đầu tư vào tài sản thì có bao nhiêu đồng được sử dụng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

f. Hệ số đầu tư: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của tài sản dài hạn trong tổng số tài sản, phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Hệ số phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức: Hệ số đầu tư =Tài sản dài hạn−Phải thu dài hạn

Tổng tài sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm bán lẻ viettel (Trang 26 - 28)