1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.1.2 Chỉ tiêu về tài sản
Bảng 2.2.2: Phân tích tình hình biến động tài sản của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel trong 3 năm từ 2018 đến năm 2020
Chỉ Tiêu A - TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho IV. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định III. Tài sản dài
hạn khác TỔNG CỘNG
TÀI SẢN
(Nguồn: Số liệu trích từ bảng cân đối kế toán của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel từ năm 2018-2020)
Từ bảng 2.2.2 ta có một số nhận xét về tình hình biến động tài sản như sau: Tổng tài sản năm 2018 đạt 779.540 triệu đồng cao nhất trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020. Trong năm 2018 các loại tài sản hầu như đều ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến toàn nền kinh tế, nên tổng tài sản giảm mạnh còn 702.464 triệu đồng tương đương giảm 6,64% so với năm 2019.
Tài sản ngắn hạn cao nhất là năm 2018 là 720.893 triệu đồng và gỉảm dần qua các năm đến năm 2020 chỉ còn 678.021 triệu đồng. Như vậy từ năm 2018 đến năm 2019 Tài sản ngắn hạn giảm 0,36%, từ năm 2019 đến năm 2020 tài sản ngắn hạn giảm 5,60%.
Các khoản phải thu : các khoản phải thu ngắn hạn năm 2018 là 201.829 triệu đồng sang đến năm 2019 giảm đi chỉ còn 117.926 triệu đồng tương đương giảm 41,57%. Năm 2020 tăng hơn năm 2019 là 51.388 triệu đồng tương đương 43,57%. Trong khi đó các khoản phải thu dài hạn lại tăng dần từ năm 2019 đến năm 2020. Năm 2019 các khoản phải thu dài hạn là 1.967 triệu đồng thì sang năm 2020 tăng lên là 2.212 triệu đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 tăng mạnh. Cụ thể là năm 2020 là 12.871 triệu đồng, năm 2019 là 4.403 triệu đồng, năm 2018 là 5.377 triệu đồng. Như vậy chênh lệch giữa năm 2020 và năm 2019 là 192,28%. Cho thấy mức độ dự trữ tiền năm 2020 tăng nhanh, cần dự trữ nhiều để mở rộng đầu tư thêm.
Lượng hàng tồn kho có biến động không đều qua các năm. Cụ thể năm 2018 lượng hàng tồn kho là 468.218 triệu đồng. Năm 2019 tăng lên 544.479 triệu đồng tương đương tăng 16,28% so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020 lượng hàng tồn kho đã giảm đáng kể còn 446.063 triệu đồng. Cho thấy công ty đã biết phân bổ hợp lý giữa lượng hàng tồn kho để không bị ứ đọng quá nhiều.
Tài sản dài hạn chỉ chiếm khoảng 3% đến 8% trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn nhìn chung giảm dần từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 58.646 triệu đồng, 34.158 triệu đồng, 24.443 triệu đồng. Trong đó tài sản cố định năm 2019 là 2.344 triệu đồng tương đương giảm 28,61%. Đến năm 2020 tài sản cố định còn 780 triệu đồng tương đương giảm 66,73% so với năm 2019. Đây là
con số giảm khá lớn do đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát khiến nền kinh tế bị trì hoãn, các cửa hàng buộc phải tạm dừng kinh doanh nhiều và công ty cũng không đầu tư thêm nhiều.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2018-2020
100%
Ta có nhận xét:
Về cơ cấu các khoản mục tài sản ta so sánh tương quan giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn ta thấy: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Từ năm 2018-2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đều chiếm trên 90% so với tổng số tài sản. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần từ năm 2018 đến năm 2020.
Đối với tài sản ngắn hạn: Năm 2018 tài sản ngắn hạn chiếm 92% tổng tài sản tương đương 720.893 triệu đồng và con số này giảm xuống năm 2020 là 678.021 triệu đồng tương ứng với giảm 5%. Tài sản ngắn hạn giảm xuống ở năm 2020 như vậy là do hàng tồn kho năm 2020 giảm còn 446.063 triệu đồng thấp hơn năm 2019 là 98.416 triệu đồng tương đương giảm 18,08%. Sự sụt giảm của hàng tồn kho là do thị trường điện thoại di động gần đây diễn ra khá sôi động. Một số mặt hàng điện thoại di động được bán chạy hơn.
Đối với tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản chỉ khoảng 3% đến 8%. Tài sản dài hạn cũng giảm mạnh từ năm 2018 đến năm 2020. Trong
đó năm 2018 tài sản dài hạn là 58.646 triệu đồng sang đến năm 2019 là 34.158 triệu đồng và năm 2020 giảm còn 24.443 triệu đồng. Trong cơ cấu tài sản dài hạn, khoản mục đáng lưu ý nhất đó là tài sản dài hạn cố định: Năm 2018 tài sản dài hạn cố định chiếm tỷ trọng 5,59% so với tổng tài sản dài hạn. Năm 2019 tỷ trọng tài sản cố định so với tổng tài sản dài hạn tăng 6,86%. Đến năm 2020 tài sản cố định giảm đáng kể còn 780 triệu đồng chỉ chiếm 3,1% so với tổng tài sản dài hạn ngược lại với xu hướng biến động của các khoản đầu tư dài hạn. Bảng 2.2.3: Tỷ trọng các thành phần trong tổng tài sản của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020
Tỷ Trọng Chỉ tiêu
Nhận xét:
Về tình hình tài sản, bảng 2.2.3 cho ta thấy tổng qua 3 năm từ năm 2018 đến 2020, tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và tăng dần theo các năm. Cụ thể năm 2020 chiếm cao nhất là 96,52%, năm 2019 là 95,46%, năm 2018 là 92,47%. Tỷ trọng này là hợp lý do Trung Tâm Bán Lẻ Viettel thuộc Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel chủ yếu là các sản phẩm công nghệ.
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm con số rất nhỏ trong tỷ trọng tổng tài sản. Năm 2019 chỉ chiếm 0,58% sang đến năm 2020 chiếm 1,83%.
Tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng tài sản và giảm dần từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể năm 2018 tài sản dài hạn chiếm 7,53%, năm 2019 chiếm 4,54%, năm 2020 chiếm 3,48%. Các khoản phải thu dài hạn và tài sản cố định chiến tỷ trọng rất nhỏ đều dưới 0,5%.
Hàng tồn kho của Trung Tâm Bán Lẻ đang chiếm tỷ trọng cao qua các năm đặc biệt năm 2019 cao nhất với 72,36% nguyên nhân là do năm 2019 nền kinh tế có những biến động, công ty muốn dự trữ hàng để phục vụ cho việc mở rộng quy mô. Sang đến năm 2020 hàng tồn kho đã giảm đáng kể còn chiếm 63,50% tổng tài sản. Như vậy việc quản lý hàng tồn kho đã đạt được hiệu quả.