1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.1.3 Chỉ tiêu về nguồn vốn
a. Nguồn vốn
Bảng 2.2.4: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel từ năm 2018 đến năm 2020
Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ Tiêu Năm 202 0 Năm 201 9 Năm 201 8 Chênh lệch 2020/ 2019 % Chênh lệch 2019/ 2018 %
A - NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1.Phải trả người bán 2.Người mua trả tiền 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4. Phải trả người lao
5. Chi phí phải trả ngắn 6. Phải trả nội bộ ngắn 7. Phải trả ngắn hạn 1.Phải trả dài hạn khác B.VỐN CHỦ SỞ HỮU I.Vốn chủ sở hữu 1.Vốn đầu tư của chủ
NGUỒN VỐN
( Nguồn: Số liệu trích từ bảng cân đối kế toán của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel từ năm 2018-2020)
Từ bảng 2.2.4 ta có nhận xét về tình hình biến động của nguồn vốn như sau: Sau khi đã phân tích cơ cấu và tình hình biến động của tài sản, việc phân tích thêm cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn giúp đánh giá khả năng tự trợ về tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ, khả năng tự chủ trong kinh doanh cũng như các khó khăn mà công ty đang và sẽ gặp phải.
Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn có xu hướng giảm dần đến năm 2020. Năm 2018 tổng nguồn vốn là 779.540 triệu đồng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến năm 2019 tổng nguồn vốn giảm còn 752.427 triệu đồng tương đương giảm 3,47% so với năm 2018. Năm 2020 tổng nguồn vốn là 702.464 triệu đồng tương đương giảm 6,64% so với năm 2019. Sự sụt giảm này là do một phần của phải trả nội bộ ngắn hạn đã không còn.
Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ trong 3 năm từ 6% đến 7%. Cụ thể năm 2018 vốn chủ sở hữu là 223.090 triệu đồng. Năm 2019 là 239.02 triệu đồng. Năm 2020 vốn chủ sở hữu 254.960 triệu đồng. Công ty có vốn chủ sở hữu dương liên tiếp cho thấy công ty có đủ tài sản để hoạt động kinh doanh và thanh toán các khoản nợ của mình.
Nợ phải trả giảm dần trong 3 năm qua cụ thể năm 2018 là 556.450 triệu đồng sang năm 2019 còn 513.402 triệu đồng. Đến năm 2020 nợ phải trả chỉ còn 447.504 triệu đồng tương đương giảm 12,84% so với năm 2019.
Nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nợ phải trả khoảng trên 98%. Trong đó phải trả người bán tăng đáng kể từ năm 2018 là 152.458 triệu đồng lên tới 306.626 triệu đồng năm 2020 tương đương năm 2019 tăng 48,07% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 35,82% so với năm 2028. Cho thấy hoạt động mua bán của công ty tăng hơn trước rất nhiều. Nâng cấp thêm nhiều mẫu mã sản phẩm mới.
Phải trả người bán năm 2018 là 152.458 triệu đồng sang năm 2019 tăng là 225.758 triệu đồng tương đương tăng 48,07% so với năm 2018. Năm 2020 phải trả người bán là 306.626 triệu đồng tương đương tăng 35,82% so với năm 2019. Sự tăng đáng kể này là do năm 2020 công ty có mở rộng thêm 1 số siêu thị nữa nên việc nhập thêm sản phẩm cũng tương đối cao hơn trước.
Người mua trả tiền, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả nội bộ ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác đều có xu hướng giảm từ năm 2018 đến năm 2019. Cụ thể lần lượt là 71,63%, 95,50%, 33,34%, 5,32%, 27,82%, 43,98% giảm so với năm 2018. Nhưng các chỉ số này sang đến năm 2020 đã tăng vượt trội và gấp nhiều lần so với năm 2019 và 2018. Phải trả người lao động tăng là do năm 2020 công ty có mở rộng kinh doanh, thêm số người lao động. Có thể thấy hoạt động công ty diễn ra rất sôi nổi.
Nợ dài hạn tăng dần từ năm 2019 đến năm 2020. Cụ thể năm 2019 nợ dài hạn là 42 triệu đồng sang đến năm 2020 tăng lên 101 triệu đồng tương đương tăng 140,52%.
Bảng 2.2.5: Tỷ trọng các thành phần trong tổng nguồn vốn của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel trong giai đoạn từ năm 2018-2020
Tỷ Trọng % Chỉ tiêu
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2018-2020 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2018
Dựa vào bảng 2.2.5 và biểu đồ 2.3 ta có nhận xét:
Cơ cấu nguồn vốn của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel tương đối ổn định và nguồn vốn có sự giảm nhẹ qua các năm. Sự thay đổi tỷ lệ của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả qua các năm không quá lớn.
Nợ phải trả: Ta thấy giai đoạn 2018-2020 nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn trên 60%. Xu hướng nợ phải trả giảm dần từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể năm 2018 là 556.450 triệu đồng chiếm 71,38% tổng nguồn vốn . Năm 2019 là 513.402 triệu đồng chiếm 68,23% tổng nguồn vốn. Năm 2020 là 447.504 triệu đồng chiếm 63,70% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân
là do công ty đã có những chính sách trả nợ đạt hiệu quả để cân bằng nguồn vốn với tài sản.
Nguồn vốn chủ sở hữu: Ngược lại với nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng dần từ năm 2018 đến năm 2020 cụ thể: năm 2018 chiếm 28,62 % tổng nguồn vốn, năm 2019 chiếm 31,77 % tổng nguồn vốn, năm 2020 chiếm 36,30 % tổng nguồn vốn.
Phải trả người bán: Chiếm phần lớn trong nợ phải trả và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Phải trả người bán năm 2018 chiếm 19,56% tổng nguồn vốn sang đến năm 2020 chiếm 43,65% tổng nguồn vốn. Như vậy tỷ trọng này trong 3 năm tăng 24.09%. Cho thấy phải trả người bán tăng khá nhanh.
b. Chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là nguồn vốn không thể thiếu trong công ty. Nó có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của một công ty. Nguồn vốn cố định được đảm bảo sẽ là phương án giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro nhất định, tổn thất, biến động thị trường hay khủng hoảng tài chính trong tương lai nếu có.
Bảng 2.2.6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2018-2020
1
Ta thấy sức sản xuất của vốn cố định tăng cao trong vòng 3 năm trở lại đây. Cụ thể năm 2018, vòng quay vốn cố định này là 1257,52 vòng thì sang đến năm 2020 vòng quay này đã tăng lên 9257,02 vòng tương ứng tăng 636,13%. Như vậy có nghĩa là trong năm 2020, cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra thì ta sẽ thu về được 92.57 đồng doanh thu.
Sức sinh lời của vốn cố định cũng tăng cao theo sức sản xuất. Năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 14,60 lần, năm 2019 tăng lên 35,52 lần tương ứng 143,26%. Năm 2020 tăng vọt lên 124,43 lần tương ứng tăng 752,28% so với năm 2018. Nguyên nhân hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng là do các năm gần đây Công ty đã đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định, nâng cấp mở rộng các chi nhánh.
c. Chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.2.7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Lần, %
1
2
3
Sức sinh lời của vốn lưu động tăng dần theo các năm. Năm 2018 sức sinh lời của vốn lưu động là 0,29 lần sang đến năm 2019 chỉ tiêu này tăng lên 0,41 lần
tương ứng 41,37%. Năm 2020, hiệu quả sử dụng vốn lưu động này tăng nhẹ 0,01 lần so với năm 2019.
Sức sản xuất của vốn lưu động cũng tăng nhẹ từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2018, sức sản xuất của vốn lưu động là 25,11 lần năm 2019 tăng lên 24,37% tương ứng 6,12 lần. Năm 2020 sức sản xuất của vốn lưu động là 31,31 lần có nghĩa là cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra thì ta sẽ thu về được 0.31 đồng doanh thu.
2.2.1.4 Phân tích chỉ tiêu tài chínha. Phân tích khả năng thanh toán a. Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 2.2.8: Phân tích khả năng thanh toán của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel từ năm 2018 đến năm 2020 Đơn vị: Triệu đồng, lần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Hệ số thanh toán tiền mặt (lần)
0,03 0,01 0,01
( Nguồn : Số liệu trích từ bảng cân đối kế toán của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel từ năm 2018-2020)
Nhận xét từ bảng 2.2.8 ta thấy được:
Hệ số thanh toán tổng quát của công ty trong 3 năm liên tiếp đều lớn hơn 1, như vậy công ty đảm bảo được khả năng thanh toán, có tình hình tài chính khả quan.
Cả 3 năm liên tiếp hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1 và các chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 1,30 lần, 1,40 lần, 1,52 lần. Chứng tỏ công ty đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính công ty có khả quan. Khả năng thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của công ty trong 3 năm liên tiếp 2018-2020 đều ở dưới mức 1 là do các năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch COVID cùng với việc mở rộng thêm nhiều siêu thị quy mô đã dẫn đến việc gặp khó khăn trong khả năng thanh toán nợ. Do đó để trả nợ thì doanh nghiệp có thể phải bán hàng hóa, tài sản gấp để trả nợ. Trong những thời điểm cấp bách, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khó có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để đáp ứng kịp thời khoản nợ đến hạn.
Hệ số thanh toán tiền mặt năm 2020 là 0,3 lần cao nhất trong 3 năm trở lại. Năm 2018 và 2019 hệ số thanh toán tiền mặt đều là 0,1 lần. Như vậy năm 2020 tăng thêm 66,6% so với hai năm trước. Vì hệ số này không ở mức cao quá nên rủi ro của công ty vẫn sẽ có thể xảy ra.
b. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Bảng 2.2.9: Đánh giá mức độ độc lập tài chính của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel từ năm 2018 đến năm 2020
Đơn vị: lần, %
Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn Hệ số đầu tư
Nhận xét từ bảng 2.2.9 ta thấy:
Hệ số nợ của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 đều dưới 1 cụ thể lần lượt là: 0,71 lần, 0,68 lần, 0,64 lần. Trong đó giảm dần cho tới năm 2020, chứng tỏ gánh nặng về nợ của công ty không quá lớn và đang được sử dụng hiệu quả.
Hệ số tài trợ năm 2020 cao nhất trong 3 năm qua, hệ số tài trợ năm 2020 là 0,36 lần cao hơn năm 2019 là 0,05 lần tương đương tăng 16,12% và cao hơn năm 2018 là 0,08 lần tương đương tăng 28,57%. Từ năm 2018 đến năm 2020 hệ số này đều nhỏ hơn 1 nên vốn chủ sở hữu sẽ đủ để tài trợ tài sản dài hạn, khả năng tài chính của công ty vững mạnh.
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cũng tăng dần từ năm 2018 đến năm 2020. Với năm 2020 là 10,4 lần tương đương tăng thêm 48,78% so với năm 2019 và tăng hơn 173,68% so với năm 2018. Và các hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ vốn chủ sở hữu thừa khả năng trang trải tài sản dài hạn, công ty sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn.
Hệ số đầu tư của công ty nhìn chung giảm dần qua các năm. Năm 2018 là 0,07 lần, năm 2019 là 0,04 lần và năm 2020 là 0,03 lần. Như vậy hệ số này năm 2020 giảm 25% so với năm 2019 và giảm 57,14% so với năm 2018.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định khá nhỏ. Năm 2020 tỷ suất này chỉ đạt 0,001 lần tương đương giảm 75% so với năm 2018 và giảm 66,66% so với năm 2019. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng nhẹ từ năm 2018 đến năm 2020. Lần lượt là năm 2018 đạt 0,92 lần, năm 2019 đạt 0,95 lần và năm 2020 đạt 0,97 lần tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính để thấy rõ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua bảng số liệu dưới đây.
c. Phân tích khả năng sinh lời
Bảng 2.2.10: Phân tích các tỷ suất sinh lời
Đơn vị: Triệu đồng, %
( Nguồn : Số liệu trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel từ năm 2018-2020)
Từ bảng 2.2.10 ta có nhận xét như sau:
Ta thấy tuy chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty năm 2019-2020 giảm mạnh hơn so với năm 2018-2019, nhưng các tỷ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh và suất sinh lời của năm 2020 đều tăng hơn so với 2 năm còn lại cho nên hiệu quả kinh doanh năm 2020 vẫn đạt hiệu quả. Cụ thể các chỉ tiêu tăng là:
Năm 2018 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời đều nhỏ hơn so với 2 năm 2019 và 2020. Suất sinh lời của tài sản (ROA) là 0,06% nghĩa là cứ một đồng tài sản công ty sẽ tạo ra được 0,06% đồng lợi nhuận sau thuế và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,21% điều này có ý nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu lại được 0,21% đồng lợi nhuận ở năm 2018. Bước sang năm 2019, các chỉ số tăng mạnh hơn rất nhiều so với năm 2018. Cụ thể tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là 0,11% cao hơn 83,3% so với năm 2018. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2019 là 0,34% tăng lên 61,9% so với năm 2018. Đến năm 2020 các chỉ số chỉ ở mức tăng nhẹ hơn so với năm 2019. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty năm 2020 là 0,38% so với năm 2019 là 0,34%. Điều này có nghĩa trong năm 2019, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,34% đồng lợi nhuận thì đến năm 2020 tăng lên là 0,38% đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của việc tăng này là sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế từ 83.249 triệu đồng lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng lên là 97.058 triệu đồng lợi nhuận sau thuế năm 2020.
Bên cạnh đó số vòng quay tài sản cũng tăng lên từ 8,5 lần năm 2019 lên 10,28 lần năm 2020. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) từ năm 2018-2020 đều có chỉ số tương đương nhau là 0,1%. Cho biết cứ mỗi đồng doanh thu bán ra sẽ đóng góp được khoảng 0,1% đồng lợi nhuận vào các năm. Tuy nhiên con số này vẫn đang ở mức nhỏ, công ty cần có những chiến lược mới cắt giảm và sử dụng chi phí một cách hợp lý để nâng cao lợi nhuận.
Như vậy từ năm 2019, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có dấu hiệu phục hồi. Các chỉ tiêu đều đang trên đà tăng trưởng. Chỉ tiêu về suất sinh lời của doanh thu (ROS), suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), suất sinh lời của tài sản đều đã vượt qua năm 2018 từ 20% - 40%. Điều này cho thấy từ năm 2019 trở đi công ty đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, từng bước phát triển kinh doanh.
d. Phân tích khả năng hoạt động
Bảng 2.2.11: Phân tích các chỉ số về khả năng hoạt động của Trung Tâm Bán Lẻ Viettel giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: lần, ngày
Nhận xét từ bảng 2.2.11 ta thấy:
Năm 2018, hầu hết các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của doanh nghiệp đều giảm về mức thấp nhất trong 3 năm trở lại do doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh. Vòng quay khoản phải thu trong năm 2018 chỉ đạt 20,45 lần giảm hơn so với các năm tiếp theo khoảng từ 50%. Như vậy công ty phải tích cực thu từ khách hàng để đảm bảo dòng tiền hoạt động bình thường. Vòng quay hàng tồn kho năm 2018 chỉ đạt 7,9 lần thấp hơn so với các năm là do công ty đang có chiến lược phát triển thị trường mới, chưa đẩy nhanh được quá trình lưu kho hàng hóa.