Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ hải an (Trang 35)

1. Yếu tố kinh tế

-Yếu tố kinh tế với những nhân tố cơ bản như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái… là yếu tố khách quan nhưng tác động trực tiếp đến sự phát triển của mọi mọi doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động các chỉ tiêu nói trên của nền kinh tế, đ c biệt là kinh tế thế giới do công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải và khai thác cảng cả trong nước và quốc tế.

+ Tăng trưởng kinh tế:

Năm 2018 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở với khu vực công tăng 8,85%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6% . Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018

thuận lợi và tăng trưởng cao so với các năm trước .Năm 2019 ,tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 tăng 7.02% ,giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2019 ước tính tăng 8.86% so với năm trước. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 ngành công nghiệp bị ảnh hưởng n ng nề do các biện pháp phòng chống dịch bệnh tuy nhiên có phục về vào quý cuối năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2020 ướctính tăng 3.35% so với năm 2020.

Là một công ty hoạt động trong ngành dịch vụ cảng biển và vận tải hàng hóa, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty chịu tác động trực tiếp bởi tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại trong nước và quốc tế.

+Lạm phát:

Giai đoạn 2018-2020 lạm phát được Chính phủ duy trì ở mức ổn định nhờ chính sách tiền tệ được duy trì thận trọng và xu hướng hạ nhiệt của giá xăng dầu và thực phẩm.

Đối với doanh nghiệp dịch vụ cảng và vận tải biển như Hải An, chỉ số lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua chi phí đầu vào, đ c biệt là giá xăng dầu và giá nhân công. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát cũng ảnh hưởng đến khối doanh nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu - những khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.

+ Lãi suất:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có sử dụng nguồn vay từ các ngân hàng thương mại nên việc biến động lãi suất ngân hàng sẽ gây nên những rủi ro nhất định cho doanh nghiệp.

Lãi suất huy động và cho vay năm 2018 tương đối ổn định, m c dù một số ngân hàng có những động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn vào giai đoạn cuối năm. Lãi suất tiền gửi bình quân 5,25% năm 2018, trong khi lãi suất cho vay bình quân đạt 8,91% . Năm 2019, áp lực lãi suất lên hệ thống ngân hàng năm 2019 giảm bớt do thông tin FED hạ lãi suất . Cuối 2020,việc hoạt động sản xuất dần phục hồi sau Covid, cũng làm tăng nhu cầu tín dụng làm tăng mức lãi suất, ảnh hưởng khá lớn tới lãi vay của công ty.

+Tỷ giá hối đoái: Công ty có nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong nước không phải nhập khẩu nên tác động của biến động tỷ giá lên nguồn nguyên liệu đầu vào là không có. Tuy nhiên công ty thường vay ngoại tệ để đầu tư mua sắm tài sản cố định vì vậy công ty vẫn phải chịu áp lực của tỷ giá hối đoái nhưng áp lực nhỏ.

2.Yếu tố về chính trị, pháp luật

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng bởi các chính sách quản lý của Chính phủ. Công ty phải chịu nhiều ảnh hưởng do hệ thống pháp luật chưa ch t chẽ, nhiều quy định chồng chéo phức tạp liên quan tới hải quan, vận tải biển, mua bán nhập khẩu trang thiết bị,.. Ngoài ra còn có các chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khác bao gồm chính sách thuế, phí và chính sách kiểm dịch, an toàn vệ sinh và kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, chính sách quản lý đ c thù đối với mỗi loại hàng hóa trong từng thời kỳ . Bất kỳ điều chỉnh nào tới các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và quy định khác liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty đều có ảnh hưởng và tác động lớn đến hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty.

Ngoài ra do hoạt động kinh doanh của Công ty đang có xu hướng giao dịch với nhiều khách hàng nước ngoài, công ty cũng cần tuân thủ nghiêm ng t các tập quán, luật pháp quốc tế và các quy định của các hiệp hội ho c tổ chức chuyên ngành hàng hải về chính sách bán hàng, chính sách quản lý chất lượng hay chính sách về nhân công lao động và bảo vệ môi trường. Giai đoạn 2015 - 2017 Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Đối tác kinh tế với các nước như Hàn Quốc, EU, Nhật Bản. Đây là các cơ hội đồng thời cũng là các rủi ro liên quan đến pháp lý mà Công ty cần theo dõi và nghiên cứu kỹ.

3.Yếu tố văn hóa xã hội

Với một công ty hoạt động trong cả lĩnh vực logistics, có giao dịch với nhiều khách hàng và doanh nghiệp nước ngoài thì yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng khá lớn tới việc đối ngoại và hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Các yếu tố của môi trường văn hóa có tác động có thể kể đến như: yếu tố về ngôn ngữ, thói quen phong cách tiêu dùng, các nét truyền thống, tôn giáo,…

Về ngôn ngữ bất đồng trong giao dịch quốc tế có thể khiến doan nghiệp mất thêm chi phí phiên dịch ho c thay đổi cơ cấu nhân sự có yêu cầu về ngôn ngữ, thay đổi một số thông tin tài liệu của doanh nghiệp. Ngoài ra phong cách tiêu dùng cũng gây những tác động theo hướng tiêu cực cho doanh nghiệp trong quá trình giao thương quốc tế

4.Yếu tố về tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,…Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp, chu kì sản xuất kinh doanh, hoạt động giao dịch, vận chuyển, dự trữ, bảo quản hàng hóa,….Đ c biệt Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An là công ty vận tải đường biển và đường bộ, yếu tố tự nhiên như ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết trên biển hay các rủi ro của thảm họa

tự nhiên ảnh hưởng lớn tới quá trình vận chuyển, dự trữ của công ty.Vị trí đ t các các cảng biển, các kho chứa hàng ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển đi lại của doanh nghiệp. Các yếu tố về thiên nhiên là những yếu tố khó kiểm soát nhất của doanh nghiệp.

5.Yếu tố công nghệ cơ sở hạ tầng

Trong thời kì công nghệ số, công nghệ là yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh và nâng cao hiệu quả năng suất sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công nghệ cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty

Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc áp dụng tối đa các cải tiến đó vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Khoa học công nghệ với các trang thiết bị hiện đại, góp phần làm đơn giản hóa và giúp người lao động thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu một cách khoa học, hiệu quả và nhanh chóng. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm một phần chi phí không nhỏ trong quá trình nhập khẩu: chi phí đi lại, lưu trữ văn thư,… Doanh nghiệp từ đó cũng nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình. Song hành với nó, khi hiệu quả kinh doanh được nâng cao doanh nghiệp có khả năng cải thiện các trang thiết bị mới, hiện đại cho mình.

6.Yếu tố nhân khẩu học

Dựa trên dữ liệu về nhân khẩu học giúp doanh nghiệp xác định được phân khúc khách hàng tiềm năng: cơ cấu tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập

Thu nhập của dân cư: Khi thu nhập của người dân tăng lên thì khả năng mua sắm, đi lại của người dân cũng tăng theo. M t khác, thu nhập của dân cư tăng thì các phương thức vận tải có chất lượng cao sẽ tăng lên.

Quy mô dân số và kết cấu dân cư: Một khu vực mà dân số đông thì số lượng hàng hóa tiêu dùng rất lớn vì cần phải sản xuất ho c vận chuyển từ vùng khác đến. Số lượng chuyến đi của người dân cũng tăng nhiều, bên cạnh đó kết cấu dân cư cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại.

Sở thích và thói quen của dân cư: Khi lựa chọn phương thức vận chuyển, người tiêu dùng sẽ lựa chọn các phương thức vận chuyển mà họ ưa thích. Sự ưa thích đó xuất phát từ sự an toàn, tính tiện nghi cũng như các chỉ tiêu khác thuộc về tổ chức vận tải như giờ xuất phát, thời gian giữa 2 chuyến liền kề, thời gian chờ đợi tại các điểm dừng đỗ…

2.2.2 Các yếu tố môi trường ngànhĐối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh

Hải Phòng được xác định là cửa ngõ quốc tế tại miền Bắc trong chiến lược phát triển vận tải biển đến năm 2020, Hải Phòng thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước muốn đầu tư vào lĩnh vực cảng và vận tải biển việc này làm cho việc cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt, làm giảm sản lượng của công ty cũng như doanh thu thuần.

Với sự góp m t của 2 cảng biển mới Nam Hải Đình Vũ và Lạch Huyện làm tăng nguồn cung các cảng biển của khu vực Hải Phòng dẫn tới sản lượng thông qua cảng giảm mạnh.

2. Khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường cạnh tranh, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn và khách hàng có lợi thế trong đàm phán khi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn ho c chất lượng và dịch vụ tốt hơn,..

3.Nhà cung ứng

Khi nhà cung cấp nắm trong tay lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất khi cung ứng hàng hóa ho c dịch vụ trên thị trường thông qua việc: tăng giá sản phẩm dịch vụ, giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, … ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra.

2.2.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 1.Nhân sự

Trong giai đoạn 2018-2020 số lượng nhân sự của công ty có sự biến động lớn, công ty luôn có những đợt tuyển dụng nhân sự cao điểm tuy nhiên số lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu của công ty rất ít, trình độ ngôn ngữ, tay nghề hay kinh nghiệm thường không đủ. Nhân sự trình độ cao thiếu ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động vận hành kinh doanh, hoạt động đối ngoại hay phân tích thị trường của công ty.

2.Vị trí địa lý, cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Việc đ t trụ sở hay vị trí của Cảng biển cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty bởi khi đó khách hàng sẽ xét tới khoảng cách địa lý giữa vị trí của khách hàng tới nơi chung chuyển hàng hóa của công ty. Khách hàng sẽ có sự so sánh để lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, vừa đảm bảo thời gian kịp thời cung ứng nguồn hàng hóa cho tiêu dùng vừa tiết kiệm được chi phí.

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng. Khách hàng mong muốn được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất về việc vận chuyển đảm bảo không hư hỏng hàng hóa hay việc lưu trữ kho được bảo đảm an toàn.

3.Chất lượng và giá thành sản phẩm, dịch vụ

Đây là vấn đề khách hàng quan tâm nhất của khách hàng, khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn với cùng m t hàng dịch vụ mà có giả cả tốt hơn. Tuy nhiên vừa để đảm bảo được giá cả rẻ, chất lượng hài lòng khách hàng là cái khó của doanh nghiệp bởi giá thành hàng bán bị phụ thuộc nhiều vào giá cả nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh hay chất lượng sản phẩm còn phù thuộc vào nguồn hàng của nhà cung cấp.

2.3. Thực trạng kinh doanh của công ty

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An 2018-2020

Chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản Doanh thu thuần LN từ hoạt động kinh doanh LN khác LN trước thuế LN sau thuế

Nguồn : Tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An các năm 2018, 2019, 2020

Từ bảng số liệu trên :

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An là công ty hoạt động trong ngành dịch vụ cảng biển và vận tải hàng hóa, do đó kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc lớn vào tình hình sản xuất công nghệ và thương mại trong nước và quốc tế.

Năm 2018 : Từ hình kinh tế chung của cả nước khu vực công tăng 8,85%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018 thuận lợi và tăng trưởng cao so với các năm trước với doanh thu thuần 1.054.283 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 164.439 triệu đồng, LN khác 23.396 triệu đồng.

Năm 2019: do chính sách thắt ch t kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lượng hàng thông quan qua cảng và doanh thu từ dịch vụ vận tải của công ty bị ảnh hưởng lớn . Nhìn chung hầu hết các chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty đều giảm. LN kinh doanh của công ty năm 2019 giảm 6,81% so với năm 2018. LN khác của công ty giảm mạnh 87,7% so với năm 2018 dẫn tới LN trước thuế của công ty giảm 16,89%, LN sau thuế giảm 16,48%.

Năm 2020: là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn thế giới vì sự xuất hiện của dịch Covid 19 và xung đột thương mại giữa Mỹ- Trung Quốc, cùng với sự xuất hiện của thiên tai lũ lụt trong nước. Tình hình kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng khá lớn, tuy nhiên mức tăng trưởng của công ty được cải thiện hơn năm 2019. Tổng giá trị tài sản tăng 14,61%, doanh thu thuần tăng 7,46%, LN từ hoạt động kinh doanh tăng 10,79%, LN trước thuế tăng 9%, LN sau thuế tăng 10,44% duy chỉ có LN khác giảm 85,82% so với năm 2019.

2.3.1 Tổng giá trị tài sản

Bảng 2.2 : Bảng tổng giá trị tài sản của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An

giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản

Nguồn: Tổng hợp bảng cân đối kế toán hợp nhất của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An các năm 2018, 2019, 2020

Theo số liệu tại bảng 2.2: Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm:năm 2019 tăng 171,564 triệu đồng so với năm 2018 ứng với tăng 10,36%, năm 2020 tăng 267,007 triệu đồng ứng với tăng 14,61% so với năm 2019. Tổng tài sản tăng do tăng cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Bảng 2.14: Bảng tóm tắt TSNH của Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An 2018-2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 2.Đầu tư tài chính ngắn hạn 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 4.Hàng tồn kho 5.TSNH khác Tổng TSNH

Nguồn: Tổng hợp bảng cân đối kế toán hợp nhất của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An các năm 2018, 2019, 2020

Theo bảng số liệu 2.14:

Tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2018-2020 thay đổi chủ yếu do các khoản :

Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền m t và tiền gửi ngân hàng, các

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ hải an (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w