Nguyên nhân của các điểm yếu và hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ hải an (Trang 65)

1.Khả năng quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tốt: đầu tư vào tài sản cố định khá cao so với kết quả mang lại được, lãng phí chi tiêu vào việc đầu tư tài sản không có nhu cầu thiết thực và lâu dài. Ít quan tâm đến việc phân tích báo cáo và đo lường hiệu quả ho c quản lý sau các đợt kiểm kê tập trung do công việc kinh doanh còn rất nhiều vấn đề phải quan tâm như quản lý hàng hóa, sản phẩm, chăm sóc khách hàng, giao hàng hay quản lý đơn hàng,… Điều này sẽ khiến cho việc quản lý tài sản tập trung không thành công, chi phí đầu tư tài sản cố định cao mà không mang lại nhiều đơn hàng

như kỳ vọng. Việc không mấy quan tâm đến công tác đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc kiểm kê khiến cho công ty bị động trong việc cải thiện chi phí đầu tư tài sản và tối ưu quy trình làm việc.

2.Nguồn nhập khẩu chính là Trung Quốc, Singapore nên công ty chưa khai thác hết được nguồn hàng trên thị trường. Do đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp những biến động của thị trường trong và ngoài nước. Trong tương lai, nếu công ty cải thiện được vấn đề này sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.

3.Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp vẫn ở mức khá cao gây ra ảnh hưởng tới giá thành của công ty. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành vận tải, chuyển phát nhanh quốc tế tạo ra sức cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ. Vì thế giá vốn hàng bán tăng cao gây bất lợi cho công ty khi làm cho các chi phí tăng lên và lợi nhuận giảm xuống. Chi phí sản xuất cao: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng chi phí của công ty. Cho thấy công ty đang phải bỏ ra rất nhiều vốn cho các chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển,… Đây là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của công ty giảm qua từng năm trong khi đó doanh thu bán hàng đang có xu hướng giảm.Vì vậy trong thời gian tới công ty cần hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả hoạt động.

4.Chiến lược Marketing chưa thật sự hiệu quả: hoạt động quảng bá, chiêu thị sản phẩm chưa tiếp cận được đến người tiêu dùng để đẩy mạnh lượng tiêu thụ mỗi năm. Doanh nghiệp dần mất phương hướng, lãng phí tiền bạc cho các kênh không mang lại hiệu quả. Cũng như mất hết khách hàng tiềm năng vào đối thủ cạnh tranh. Một phần cũng do doanh nghiệp trong thời gian qua không chú trọng vào khâu bán hàng.

5.Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Các quy định của nhà nước với các thủ tục hành chính liên quan buộc các công ty phải thực hiện qua nhiều bước. Điều này một phần khiến doanh nghiệp chịu thêm một khoản chi phí và thời gian hoàn thành thủ tục.

Chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn thông tin, thị trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, bất công bằng cùng với sự thiếu ổn định trong chính sách của nhà nước làm cho các đơn vị không giám mở rộng đầu tư quy mô nhập khẩu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu từ đó cũng đi xuống.

3.2. Định hƣớng phát triển và mục tiêu của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An t ong tƣơng lai.

3 Định hướng phát triển

Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An đ t chiến lược trở thành một trong những doanh nghiệp nằm trong top 100 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam vào năm 2025, dẫn đầu trên thị trường lĩnh vực logistics khu vực Hải Phòng.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang tính đoàn kết, gần gũi, giữ gìn uy tín, kích thích sự sáng tạo, thúc đẩy học hỏi của cán bộ nhân viện, tích cực tham gia các hoạt động phát triển vì cộng đồng.

Với phương châm: “Sự hài lòng của Khách hàng là thành công của Chúng tôi”, Hải An Group cam kết và phấn đấu mang tới quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, cạnh tranh nhất trong chuỗi cung ứng vận tải container nội địa và quốc tế.

3.2.2. Các mục tiêu của doanh nghiệp

Dự kiến nền kinh tế thế giới và trong nước sẽ sớm phục hồi sau đại dịch Covid 19 vào những quý cuối năm của 2021, công ty đang nỗ lực tập trung vào phát triển đội tàu gồm cả tàu biển quốc tế, tàu container, ưu tiên chạy tàu các tuyến Nội Á, hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở lưu thông các tuyến tàu khu vực. Mục tiêu của công y là kết hợp cho thuê tàu, vận tải kho bãi, cho thuê kho bãi , tập trung tìm và đầu tư cảng tại khu vực phía Nam để hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất của Công ty ở thị trường nội địa.

Căn cứ tình hình thị trường, trên cơ sở năng lực hiện có công ty xây dựng kế hoạch năm 2021 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Bảng 3.1 : Bảng kế hoạch sản lượng và doanh thu năm 2021 của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An STT Chỉ tiêu 1 Tổng sản lượng Khai thác cảng Khai thác tàu Sản lượng Depot 2 Tổng doanh thu 3 LN hợp nhất sau thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An năm 2020

Về kinh doanh:

-Đẩy mạnh triển khai và hoàn thiện công tác thị trường, tìm kiếm khách hàng mới nâng cao tổng sản lượng khai thác năm 2021 lên 972.350 TEU, nâng tổng doanh thu của công ty năm 2021 tăng 8% so với năm 2020.

-Tiếp tục tập trung hỗ trợ cho các hãng tàu ngoại đang sử dụng Cảng nhằm giúp họ duy trì và phát triển tuyến, đ c biệt là hãng tàu SM Line.

Về quản lý:

-Tiếp tục ổn định công tác nhân sự trong toàn hệ thống, tiếp tục tuyển dụng nhân lực có trình độ cao, để có thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

-Triển khai áp dụng hệ thống KPI cho tất cả các DNTV. Hoàn chỉnh phần mềm vận tải, phần mềm quản lý tàu. Tập trung tuyển dụng để xây dựng hệ thống IT mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Thành lập chi nhánh Công ty TNHH Vận tải Container Hải An tại thành phố Đà Nẵng để hoàn thiện mạng lưới cho hãng tàu Haian Lines.

Về đầu tư:

- Tiếp tục hoàn thiện, phát triển các dự án tại khu vực Cái Mép: Bến phao, dự án xây dựng cảng, depot - Đầu tư 01 Depot tại khu vực TP. HCM.

- Bán tàu Haian Song.

-Đầu tư mua 03 tàu container loại 1.000 - 1.700 TEU để đảm bảo tăng số chuyến tuyến nội địa lên 5 chuyến/tuần, duy trì các tuyến Hongkong và Singapore.

- Sửa chữa nâng cấp m t bãi cảng Hải An và bổ sung trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Đầu tư thuê mua thêm 1.000 Teus vỏ loại 20’ và 40’.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phận Vận tảivà Xếp dỡ Hải An và Xếp dỡ Hải An

Qua phân tích về hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An, nhận thấy công ty đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả xứng đáng trong quá trình hoạt động kinh doanh, tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã phần nào khẳng định được vị thế của mình trong ngành vận tải kho bãi, cũng như trên thị trường quốc tế. Nhưng công ty vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, yếu tố trong ngành hay chính trong doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và khắc phục những vấn đề tồn đọng hạn chế của công ty là yêu cầu, là điều kiện đảm bảo cho sự duy trì của hoạt động kinh doanh, cũng là yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Dưới đây tác giả xin đưa ra một số đề suất như sau:

3.3.1 Nhóm giải pháp giảm chi phí trong điều kiện doanh nghiệp không thể tăng doanh thu tăng doanh thu

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả

đ t ra như doanh thu hay lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp cần căn cứ tình hình thị trường, trên cơ sở năng lực hiện có công ty để xây dựng được kế hoạch các giải pháp kiểm soát chi phí tốt nhất, các bước để thực hiện việc cắt giảm chi phí như sau:

Thứ nhất: Để cắt giảm chi phí một cách hiệu quả nhưng không mang giải pháp thời vụ và không để lại hậu quả lớn hơn so với chi phí vừa được cắt giảm, doanh nghiệp cần nghiên cứu để xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Việc đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác ch t chẽ của các nhân viên, bộ phận liên quan .

Thứ hai : Xác định rõ ràng và nhất quán đâu là các chi phí cần thiết, đâu là chi phí không tạo ra giá trị th ng dư và chi phí có thể cắt giảm. Cần cắt giảm chi phí từ từ không gây ảnh hưởng tới các nhóm chỉ số khác, làm mất đi năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của DN. Mấu chốt là tìm ra được đâu là các loại chi phí có thể cắt giảm để chuyển phần tiết kiệm đó sang đầu tư vào những khu vực tăng trưởng, sinh lời của hoạt động kinh doanh.

Thứ ba : thường xuyên thống kê, rà soát, chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí sao cho phù hợp với mục đích và tình hình hiện tại của DN.

Thứ tư: DN cần xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết cụ thể về chi phí trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ. Mục đích của việc này nhằm quản lý tốt hơn các chi phí quan trọng và để nhận ra những khoản ngân sách có thể tiết kiệm được hiệu quả hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu cơ bản và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong DN.

Cụ thể cần điều chỉnh các chỉ tiêu:

Về dịch vụ logistics

1. Giải pháp giảm đơn giá h ng nhập khẩu

Đơn giá hàng nhập khẩu là mức giá công ty phải trả cho nhà cung cấp, giảm chi phí hàng nhập khẩu là một biện pháp để giảm chi phí nhập khẩu của công ty .

Để thực hiện được điều này công ty phải lựa chọn được các nhà cung cấp đại lý lớn, có mức giá tốt hơn cho cùng một sản phẩm ho c dịch vụ, không thông qua trung gian , hay cần dồn lô mua hàng số lượng lớn để nhận được chiết khấu thương mại, giảm thiểu chi

phí giấy tờ, thời gian. Như vậy đòi hỏi công ty phải có tìm hiểu nghiên cứu về các nhà cung cấp, làm việc và đ t giá đàm phán về giá mua , điều kiện giao hàng để tối ưu lựa chọn cho doanh nghiệp của mình.

2. Giải pháp giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản sản phẩm

Để giảm chi phí vận chuyển công ty cần lựa chọn phương thức vận chuyển với từng m t hàng an toàn nhanh chóng và tối ưu chi phí. DN cần căn cứ thời gian, số lượng hàng hóa, loại m t hàng, yêu cầu của khách hàng để lựa chọn hình thức phù hợp.

Cắt giảm chi phí bảo quản và lưu kho hàng hóa nhập khẩu bằng cách đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, công ty cần có kế hoạch nhập khẩu hợp lý.

3. Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu

Đây là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các giao dịch cũng như việc thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu khác như: thông quan hàng hóa, thanh toán quốc tế, … Yêu cầu chung đ t ra cho công ty để co thể hoàn thiện quy trình nhập khẩu là trình độ của nguồn nhân lực. Khi người lao động có đủ khả năng nhận thức và đảm bảo số lượng công việc nhất định thì quy trình nhập khẩu mới có thể được thực hiện một cách thông suốt, linh hoạt, hiệu quả.

Để được đối tác cung cấp hàng hóa đảm bảo chất lượng, công ty nên chấp hành một cách nghiêm túc các điều khoản thống nhất trong hợp đồng. Đây cũng là yêu cầu đ t ra nhằm tránh những tranh chấp, khiếu nại không đáng có. Khi có vấn đề xảy ra công ty sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để giải quyết. Do vậy, thực hiện nghiêm túc hợp đồng nhập khẩu cho phép công ty tránh các rủi ro này, đồng thời đảm bảo các nghiệp vụ ngoại thương khác diễn ra suôn sẻ.

Về hoạt động của cảng , vận chuyển container, kho bãi

1.Nâng cao công nghệ kỹ thuật

Cần nâng cao công nghệ máy móc, phương tiện theo hướng loại bỏ tối đa thao tác dư thừa gây tốn sức người, chi phí nhân công. DN nên thực hiện khấu hao nhanh các tài sản cố định phục vụ sản xuất để sử dụng nguồn khấu hao giữ lại để tái đầu tư đổi mới công nghệ.

2.Tiết kiệm chi phí xăng dầu

Nên có biện pháp chỉ đạo thu gom dầu công nghiệp, xử lý, lắng lọc, sử dụng lại, tổ chức các phương tiện vận chuyển đủ trọng tải, vận chuyển hai chiều, đầu tư thiết bị mới tiên tiến, vừa nâng năng suất, vừa giảm tiêu hao xăng, dầu

3.Sắp xếp bố trí hợp lý kho chứa để đạt hiệu quả tối ưu trong việc lưu trữ hàng hóa

Để tiết kiệm không gian kho bãi cần phải sắp xếp bố trí vị trí phù hợp với từng loại m t hàng để tối ưu trong việc lưu trữ hàng hóa. Hay có thế tăng công suất độ phủ của kho bãi bằng cách cho thuê nhà kho khi không sử dụng

3.3.2 Nhóm giải pháp tăng doanh thu trong điều kiện không thể giảm chiphí Doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động xếp dỡ container, dịch vụ lưu kho phí Doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động xếp dỡ container, dịch vụ lưu kho bãi,

dịch vụ xuất nhập khẩu, vì vậy cách hiệu quả nhất để tăng doanh thu của công ty là tăng cầu vận tải, tăng cước vận tải.Tuy nhiên ngành vận tải dự báo thị trường thuê tàu năm 2021 cũng rất khó khăn và không có khả năng tăng giá thuê tàu trong vòng 6 tháng đầu năm vì vậy chỉ có thể tăng doanh thu của công ty bằng cách tăng cầu vận tải. Cụ thể là làm tăng số lượng hàng hóa, số lượng khách hàng muốn được vận chuyển, có khả năng thanh toán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Giá cả luôn là yếu tố nhạy cảm khách hàng quan tâm khi lựa chọn mua bán sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vận tải, vì vậy đưa ra được mức giá cả hợp lý luôn là một trong những điều kiện quan trọng để tăng cầu vận tải.

Giá cước vận tải phải xác định cho từng loại hình, từng loại đối tượng, m t hàng ở từng thời điểm, phải đ t giá sau khi so sánh với giá cước của các doanh nghiệp vận tải khác. Trước khi đ t giá, DN cần cân nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, chính sách của nhà nước,…, cần có sự điều chỉnh linh hoạt theo biến động của thị trường và có mục tiêu rõ ràng khi đ t giá phù thuộc từng thời điểm chiến lược của DN vận tải.

Giá cước xác định theo hướng giảm lãi so với một đơn vị sản phẩm nhưng mục đích chính để kích cầu, giúp sản lượng bán ra tăng. Nếu sự tăng về số lượng sản phẩm nhanh hơn mức độ giảm giá dẫn đến doanh thu vẫn tăng.

Ngoài việc cạnh tranh về giá cả công ty cần có các chính sách thúc đẩy để khách hàng mua nhiều hơn bằng cách:

Có sự ưu tiên đối với khách hàng trung thành lâu năm ho c có khối lượng hàng hóa vận tải lớn, thủ tục đơn giản hơn với những khách hàng này

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ hải an (Trang 65)