Nhóm giải pháp phát huy năng lực tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ hải an (Trang 73 - 77)

1. Tận dụng v phát huy năng lực tài chính của công ty

Nguồn tài chính của doanh nghiệp là yếu tố trực tiếp giúp công ty tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tạo nên năng lực cạnh tranh của DN. Một doanh nghiệp có

khả năng cạnh tranh là có nguồn vốn dồi dào, việc thanh khoản các khoản nợ đến hạn và luôn đảm bảo huy động vốn trong những tình huống cần thiết. Nếu không có nguồn vốn đủ mạnh, DN sẽ g p nhiều khó khăn trong việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chết việc nâng cao trình độ nhân lực, hạn chế hiện đại hóa hệ thống quản lý, không có cơ hội để đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường....

Theo số liệu về nguồn vốn của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An giai đoạn 2018-2020 cho thấy nguồn vốn chủ hữu của công ty có xu hướng tăng qua mỗi năm, trong đó phần lớn là do tăng vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chỉ chiếm phần nhỏ. Điều nay cho thấy công ty đang có nguồn vốn dồi dào, không bị phụ thuộc vào các khoản vay, công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không bị phụ thuộc vào vốn vay mà tăng huy động vốn bên trong DN.Vì vậy cần phát huy hơn nữa nguồn vốn của công ty góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận tối ưu giúp cho tài chính của công ty ngày càng cao khẳng định được vị thế và giá trị của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty phải sử dụng tốt hơn tài sản cố định, huy động toàn bộ tài sản cố định hiện có vào sản xuất kinh doanh. Vận hành hết công suất các thiết bị máy móc vào sản xuất để tạo ra lượng hàng tối ưu phục vụ cho nhu cầu thị trường. Với những tài sản không còn phù hợp, không cần dùng, chưa cần dùng… cần tiến hành thanh lý, nhượng bán ngay để đưa “vốn chết” vào luân chuyển.

Trong trường hợp nguồn vốn từ bên trong DN không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài cả trong ngắn hạn và dài hạn.

2. Nâng cao khả năng thanh khoản

Quản trị các khoản phải thu: Có chính sách phân loại đối với các đối tượng khách hàng khác nhau để có chính sách tín dụng mềm dẻo, linh hoạt, tránh tình tạng quá khắt khe so với đối thủ. Chú trọng các khách hàng thanh toán sớm và đều đ n.

Quản trị tiền m t: Công ty cần đa dạng hóa các công cụ đầu tư ngắn hạn để tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của công ty. Thậm chí trong trường hợp cần thiết công ty có thể tận dụng thêm nguồn vay ngắn hạn bên ngoài để mang lại hiệu quả cao nhất.

3. Hạn chế các khoản bị chiếm dụng từ khách hàng

Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty ở trên, ta đã thấy được tình trạng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng khá lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên công ty không thể cùng một lúc thu hồi toàn bộ số nợ, mà cần có kế hoạch thu hồi nợ một cách khoa học và chính xác. Trước hết, công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản “Phải thu khách hàng” bởi đây là một khoản có giá trị lớn, chiếm gần như toàn bộ

các khoản thu. Trong khi ký kết hợp đồng với khách hàng, công ty cần phải xem xét tình hình tài chính của khách hàng, soạn thảo chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhất là vấn đề cấp vốn và vấn đề thu hồi vốn trong nghiệm thu và giao quyết tâm.

4. Nâng cao khả năng quản lý tài sản

Chỉ số ROS của công ty có xu hướng giảm qua từng năm nên khả năng quản lý và sử dụng tài sản chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy công ty cần có chính sách hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Tạo nền tảng tăng lợi nhuận, tạo lợi thế cạnh tranh và tăng sức mạnh tài chính => tạo ra thương hiệu ổn định, lâu dài và nâng cao giá trị cho công ty.

Sử dụng triệt để máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất sẽ góp phần làm tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận; Do nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị được tận dụng hết công suất, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, khi hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã làm cho đồng vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả và sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn.

Thiết bị tài sản được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích sẽ làm cho khối lượng sản phẩm tạo ra tăng lên, chất lượng sản phẩm tăng do máy móc thiết bị được quản lý khoa học từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh cao.

KẾT LUẬN

Trải qua 13 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An ngày càng khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng bằng sự uy tín và chất lượng của mình trong chuỗi cung ứng vận tải container nội địa và quốc tế. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An nói riêng. Qua đó nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc làm cấp thiết cần giải quyết ngay không chỉ trong ngày một ngày hai mà nó còn là cả mục tiêu phương hướng hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.

Với những thành tựu đạt được nhất định của mình công ty cần phát huy và sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn, công ty cần phát huy các điểm mạnh của mình về khả năng thanh toán của công ty, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận gộp,....

Công ty cần khai thác các tài sản cố định và tài sản ngắn hạn của mình một cách hiệu quả và tần suất sử dụng các tài sản tương xứng với tiềm năng sinh lợi của các tài sản mà doanh nghiệp có.

Trong những năm vừa qua, công ty đã đạt được rất nhiều kết quả đáng tự hào trong hoạt động kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng g p phải một số khó khăn nhất định, trong quá trình kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, trong giai đoạn 2018-2020 doanh thu thuần của công ty tăng đều tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm, đây là do tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên qua các năm, nhất là trong năm 2019. Các hệ số khả năng thanh toán của công ty ở mức cao nhưng có xu hướng giảm qua các năm cùng với việc tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tài sản của doanh nghiệp bị phụ thuộcvào tài sản lưu động quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty nhỏ hơn trung bình ngành vận tải kho bãi đây sẽ là nhược điểm của công ty trong việc khó thu hút vốn để tài trợ cho tăng trưởng của mình vì các nhà đầu tư thường muốn mua các cổ phiếu có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao cùng với nhiều vấn đề tồn đọng khác.

Qua phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như : Nhóm giải pháp giảm chi phí trong điều kiện doanh nghiệp không thể tăng doanh thu, nhóm giải pháp tăng doanh thu trong điều kiện DN không thể giảm chi phí, nhóm giải pháp mở rộng quy mô và nhóm giải pháp phát huy năng lực tài chính của công ty. Trong thời gian tới Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An cần có mục tiêu và chính sách định hướng phát triển cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An năm 2018, 2019, 2020.

2. Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung, Chuẩn mực kế toán Việt Nam 3. Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.

4. TS. Phan Đức Dũng (2009), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính và định giá giá trị doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh.

5. GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. PGS.TS. Vũ Duy Hào, ThS. Trần Minh Tuấn (2016), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Phan Quang Niệm (2007), Giáo trình Phân tích Hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. PGS.TS.Nguyễn Năng Phúc (2010), Giáo trình Phân tích Hoạt động kinh doanh, NXB Thời đại, Hà Nội.

9. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. ThS. Ngô Kim Phượng (2013), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động, TP. Hồ Chí Minh.

11. TS. Trịnh Văn Sơn (2005), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học kinh tế Huế.

12. PGS.TS. Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB

Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

13. TS. Phạm Thị Thủy, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Quantri.vn.

14. Tài liệu: Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

15. Cùng với một số bài viết và tài liệu internet:

- https://123doc.net/document/1258758-chuong-5-phan-tich-hieu-qua-kinh- doanh- potx.htm - https://www.tanthanhthinh.com/cac-nhan-to-anh-huong-toi-hieu-qua- kinh- doanh.html - https://vcbs.com.vn/vn/Utilities/Index/53 - https://masothue.com/0103818809-cong-ty-co-phan-van-tai-va-xep-do-hai-an

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ hải an (Trang 73 - 77)