2.5.1 Các nhân tố khách quan
• Môi trường chính trị xã hội
Môi trường chính trị xã hội của nước ta hiện nay ổn định tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển mà không phải chiu các tác động tiêu cực từ việc bất ổn chính trị. Cùng với đó là sự quan tâm chú trọng của Nhà nước tới việc phát triển TTCK, coi TTCK như một kênh huy động vốn hiệu quả. Số lượng và chất lượng các nhà đầu tư trên thị trường ngày một tăng cùng với sự bảo toàn về an ninh mạng đảm bảo sự phát triển ổn định của internet và các thiết bị di động là điều kiện thuận lợi để PHS có thể phát triển và mở rộng mạng lưới khách hàng của mình.
• Sự phát triển của TTCK Việt Nam
Sau 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn không thể thiếu cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thị trường chịu sự tác động khá lớn từ tình hình chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế trong thời gian vừa qua và dự báo sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng trong thời gian tới cùng với những diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại toàn cầu, những bất
ổn từ mối quan hệ căng thẳng của tình hình địa chính trị thế giới và khu vực, hay sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19.
TTCK đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với trình độ ngày càng cao, từ 3.000 tài khoản năm 2000, đến nay (tháng 6/2020) đã đạt trên 2,5 triệu tài khoản, bao gồm 33.395 tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài giúp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển nhiều doanh nghiệp niêm yết thành các doanh nghiệp có thương hiệu quốc tế và quảng bá hình ảnh kinh tế Việt Nam. Giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 20% vốn hóa thị trường cổ phiếu.
Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực trên TTCK của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, CTCK, công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư đã dần góp phần hình thành một hệ thống các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK.
• Hệ thống luật pháp và môi trường pháp lý
Trong 20 năm qua, cơ quan quản lý đã tích cực, chủ động xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm ngày càng hoàn thiện khung pháp lý và chính sách cho hoạt động của TTCK. Để vận hành và bảo đảm tính linh hoạt, khung pháp lý cao nhất của thị trường chỉ ở mức Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, chỉ sau 6 năm TTCK hoạt động, cơ quan quản lý đã xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán đầu tiên của Việt Nam vào ngày 29/6/2006. Tiếp đó, để bảo đảm thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế, cơ quan quản lý đã trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010, Luật Chứng khoán năm 2019 và hệ thống các văn bản hướng dẫn, qua đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển ổn định, bền vững của TTCK.
• Sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán
Cùng với sự phát triển của thị trường, số lượng các công ty trung gian trên TTCK cũng tăng mạnh và từng bước tái cấu trúc hoạt động theo chiều sâu, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường. Năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin... của các tổ chức trung gian ngày càng được nâng cao. Các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường ngày càng đa dạng và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
PHS còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan khác như kiến thức và tâm lý của nhà đầu tư. Do kiến thức có hạn và sự thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán mà khách hàng không tự tin quyết đoán mà có tâm lý đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có tổ chức hay nghe theo một nhóm người khuyên trên các trang mạng xã hội,... sau đó khi có thông tin tốt hay xấu trên thị trường dù chưa được xác minh thì hầu như có tác động trực tiếp đến tâm lý đầu tư của họ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán. Cùng với đó là thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường chứng khoán thế giới. Trong giữa tháng 5 năm 2018 khi đang đà tăng điểm Vnindex nhưng do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài đã khiến cho Vnindex giảm điểm dưới ngưỡng hỗ trợ 980-985. Tuy đã dự tính trước về sự việc này nhưng PHS nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.
2.5.2 Các nhân tố chủ quan
• Quy mô doanh nghiệp, năng lực tài chính và thương hiệu trên thị
trường.
PHS là một trong những CTCK có vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu ở
Việt Nam. Với nền tảng tài chính vững mạnh, PHS chuyên cung cấp các dịch
vụ môi giới, tư vấn tài chính doanh nghiệp, lưu ký và giao dịch chứng khoán
thông qua mạng lưới rộng khắp cả nước. Năm 2008 PHS đã ký kết hợp tác với đối tác chiến lược là Công ty CX Technology, Đài Loan. Với việc được hỗ trợ
bởi cổ đông chiến lược CXT của Đài Loan một cổ đông lớn đã thành công
trong việc đầu tư lâu dài tại Việt Nam, bao gồm các dự án như: CXT Việt Nam, Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà máy điện Hiệp Ước và dự án quan trọng nhất là
phát triển khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Sau khi hợp nhất với Công ty Cổ phần Chứng khoán An Thành 2016 đã góp phần nâng cao năng lực của Công ty ở khu vực phía Bắc và củng cố thêm sức mạnh về định hướng mở rộng mạng lưới rộng khắp cả nước. PHS chủ yếu hoạt động kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh nên thương hiệu PHS còn khá xa lạ với nhà đầu tư miền Bắc. Khi mở
thêm chi nhánh ra miền Bắc thì tại đây, các Công ty chứng khoán đã ra đời rất
nhiều và lớn mạnh, bắt kịp rất nhanh và chiếm thị phần lớn. Như vậy, khi
quyết định đến với thị trường miền Bắc, PHS đã phải lường trước được về khả năng cạnh tranh với các Công ty chứng khoán khác là khá gay gắt. Việc giành
lấy thị phần là khá khó khăn khi PHS chưa quen với môi trường và tính cách của nhà đầu tư tại miền Bắc. Họ thường khó khăn hơn trong việc quyết định
sử dụng dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, PHS vẫn đang và sẽ nỗ lực giành thị phần, mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai. Với sự nỗ lực không ngừng trong
những năm hoạt động PHS mang về doanh thu lớn và tạo được niềm tin cho khách hàng. Sau nhiều năm nỗ lực, Công ty đã giành được đà tăng trưởng mạnh mẽ và có nhiều tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển trong tương lai. Vào ngày 04/03/2020, Công ty đã nhận được Giấy phép điều chỉnh số
12/GPĐC-UBCK bởi Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận về việc thay
đổi vốn điều lệ của Công ty lên đến 900 tỷ đồng. Ngày 16/06/2020 Công ty nhận được Giấy phép số 03/GCN-UBCK bởi UBCKNN chấp thuận về việc hoạt động kinh doanh chứng khoán Phái sinh của công ty.
• Năng lực tài chính
CTCK là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì vậy các hoạt động kinh doanh của CTCK cần một nguồn vốn lớn để duy trì hoạt động cũng như phòng tránh rủi ro cho khách hàng và chính công ty. Năng lực tài chính của CTCK còn ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ từ đó thu hút thêm được nhiều khách hàng đến với CTCKTính đến hết năm 2021 vốn điều lệ của công ty là 900 tỷ VNĐ tăng hơn 28,5% so với năm 2019. Với sự hậu thuẫn của đối tác chiến lược CXT Đài Loan PHS có đủ vốn để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ: Môi giới chứng khoán, Tự doanh, Tư vấn đầu tư chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Quy mô vốn là đủ để thực hiện các nghiệp vụ nhưng PHS đã xác định mục tiêu của công ty là tập trung chủ yếu phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán và coi đây là nghiệp vụ nền tảng trong việc phát triển công ty. Tuy nhiên, trên thị trường tồn tại nhiều công ty chứng khoán trong nước với nhiều ưu đãi hơn về thuế đây là một
thách thức không hề nhỏ với công ty, để tồn tại công ty bắt buộc phải lựa chọn việc tìm đối tác đầu tư và có chính sách nâng cao nguồn tài chính của mình.
• Tiếp cận công nghệ hiện đại hóa
Hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp để phù hợp với việc giãn cách xã hội mạng internet và điện thoại di động đang trở nên phổ biến PHS sẽ tăng cường đầu tư nhiều hơn vào marketing kỹ thuật số trực tiếp để nâng cao hiệu quả tương tác giữa khách hàng. Công ty sẽ tối ưu hóa hệ thống công nghệ thông tin hiện tại để marketing trực tiếp bao gồm email hay sms đến khách hàng hiện tại. Bên cạnh những nhà đầu tư mới mở tài khoản thì cơ sở dữ liệu khách hàng hiện nay sẽ là nguồn tiềm năng để kích hoạt và nâng cao doanh thu cho công ty.
• Đa dạng hóa sản phẩm
Trải qua hơn 15 năm hoạt động, PHS đã có những bước chuyển mình
về thay đổi vốn điều lệ, người đại diện,… và thành công trong việc hoàn thiện các bước để cung cấp đa dạng dịch vụ chứng khoán cho khách hàng một cách
đầy đủ, tối ưu và tiện lợi nhất. Hoạt động môi giới vẫn đóng vai trò là nguồn
thu chủ yếu trong cơ cấu về doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PHS. Năm
2020 PHS đã hoàn thành hệ thống giao dịch và được UBCKNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
• Quản lý rủi ro
Năm 2020 thị trường có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi dịch covid-
19 diễn ra trên toàn thế giới giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ hoạt động kinh doanh là chiến lược quan trọng trong hoạt động của PHS. Công ty đã có các biện pháp quản lý rủi ro linh hoạt theo từng thời kỳ như thay đổi tỷ lệ xử lý, hạ tỷ lệ vay, kiểm soát giá vay phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thị trường. Dựa vào kết quả đánh giá nợ xấu từ dịch vụ giao dịch ký quỹ thấy rằng không có phát sinh không có nợ xấu nào mới trong năm 2020. Khối quản lý rủi ro đã phối hợp với khối phân tích để có phân tích nâng cao về các công ty niêm yết đủ điều kiện giao dịch ký quỹ và nhiều thay đổi trong chiến lược quản lý rủi ro cho thấy tính hiệu quả và linh hoạt với những thay đổi của thị trường. đồng tời việc sử dụng một số công cụ phân tích dữ liệu được phát triển
bởi phòng phần mềm thuộc khối công nghệ thông tin cũng hỗ trợ rất tốt cho khối quản lý rủi ro trong việc thu thập dữ liệu nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.
• Quản lý nhân sự
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty PHS tập trung vào xây dựng hệ thống chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp và lực lượng nhân viên dẫn đầu về hiệu quả công việc theo từng phân khúc khách hàng. Công ty không ngừng tuyển dụng và đào tạo nâng cao nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn cho nhân viên để hỗ trợ công việc tốt hơn. Công ty luôn cố gắng xây dựng duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, gắn kết phát triển văn hóa doanh nghiệp, tăng cường việc tuân thủ kỷ luật và tiếp tục cải tiến chính sách phúc lợi phù hợp nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao về làm việc cho công ty. Khối nhân sự sẽ tiếp tục phối hợp với các khối phòng ban trong công ty xây dựng các chương trình thi đua, khen thưởng dự trên thành tích làm việc, hợp tác để khuyến khích nhân viên nỗ lực hơn nữa để đạt hiệu suất công việc cao.
• Năng lực quản lý của Ban quản trị công ty
Thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ mỗi quý về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động hàng ngày của Công ty và các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. Ban Quản trị công ty đã thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mặc dù năm 2020 bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng kết quả doanh thu và lơi nhuận trước thuế tăng lần lượt là 7,2% và 14% so với năm 2019. Để đạt được thành tích đó đáng chú ý ở đây ban Quản trị xây dựng được một chiến lược phát triển toàn diện về đào tạo nâng cao nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn cho nhân viên. Các chương trình đào tạo nội bộ nâng cao nghiệp vụ của từng khối/ phòng ban luôn được duy trì thực hiện thường xuyên và đảm bảo cập nhật kịp thời. Bên cạnh đó, nhằm giúp nhân viên nâng tầm cung cấp dịch vụ công ty cũng đăng ký các chương trình đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến được trình bày bởi nhiều chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường trong và ngoài nước cho nhân viên công ty và hỗ trợ tham gia các khóa học về sản phẩm mới của thị trường chứng khoán để có chứng chỉ hành nghề như quy định. Mặt khác, công ty luôn cố gắng xây dựng và duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, găn kết và tiếp tục cải tiến các chính sách phúc lợi phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc cho công ty.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA PHS
3.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm2020-2025 2020-2025
3.1.1 Định hướng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
• Quan điểm phát triển:
Xây dựng và phát triển TTCK phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, hình thành một hệ thống TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính. Phát triển mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, phát triển TTCK gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực doanh nghiệp nhà nước.
• Mục tiêu phát triển:
+ Tăng quy mô, độ sâu tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.
+Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ đến năm 2025 đạt 120% GDP, đưa thị trường trái phiếu trở thảnh một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng của nền kinh tế đến năm 2025 đạt 55% GDP.
+ Số lượng nhà đầu tư tăng qua các năm đến năm 2025 số lượng nhà đầu tư khách hàng chiếm 5% dân số. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chứng khoán.
+ Sản phẩm chứng khoán mới : Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán đến năm 2025: Sản phầm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu.
+ Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định pháp luật, nâng cao chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.
+ Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6.