Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 81 - 87)

3.3.2.1Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở nâng

cao chất lượng, giảm chi phí. Các doanh nghiệp cần chú trọng quản lý chất lượng sản phẩm, áp dụng các giải pháp tối ưu hóa để nâng cao hiệu quả sản

xuất, kinh doanh. Luôn cập nhật thông tin, phân tích môi trường kinh doanh, tìm ra những giải pháp thích hợp để có được lợi thế cạnh tranh bền vững liên tục

cung cấp cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ, giá trị mà không đối thủ cạnh

tranh nào có thể cung cấp được. Hiện nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên có sẵn và lao động giá rẻ. Hiện nay,

những yêu cầu về hàng xuất khẩu của các thị trường như EU, Nhật Bản rất khắt khe và thay đổi tùy từng thời điểm. Chúng ta cần phải chuyên nghiệp hóa sản

phẩm xuất khẩu ngay cả từ khâu đầu vào. Chẳng hạn, đối với mặt hàng nông sản, cần nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, trước

mắt cũng như lâu dài cần tập trung cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, tạo ra

những giống có năng suất, chất lượng cao. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến

bảo quản. Đối với mặt hàng thủy sản cần chăn nuôi theo đúng quy trình chuẩn,

23

75

đảm bảo chất lượng mặt hàng. Còn đối với những mặt hàng như giày dép và

may mặc, nên có một đội ngũ các chuyên gia thiết kế để thu hút các đối tác, không nên để phụ thuộc họ về thiết kế và nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm.

Một điểm nữa cũng cần lưu ý thêm, để nâng cao năng lực cạnh tranh của

hàng xuất khẩu, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất

khẩu được coi là yếu tố then chốt. Doanh nghiệp có tiếng vang trên thị trường

cũng là một nhân tố đảm bảo cho chất lượng của hàng xuất khẩu. Các doanh

nghiệp xuất khẩu của Việt Namđều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nên muốn tạo được tiếng vang, cần phải thành lập các hiệp hội. Qua đó, các thành viên trong hiệp hội sẽ giảm sát lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, quy trình chế

biến, giúp đỡ nhau về công nghệ sản xuất.

3.3.2.2Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu là tìm

đầu ra cho sản phẩm, vì vậy các hỗ trợ của Chính phủ trong vấn đề này là đặc

biệt quan trọng. Các chương trình xúc tiến thương mại cần có sự điều chỉnh cả

về hình thức tổ chức và hệ thống các cơ quan tham gia theo hướng Nhà nước

nên tập trung vào các chương trình lớn, được nghiên cứu và tổ chức bài bản,

cũng như tập trung vào các thị trường lớn và nhiều tiềm năng. Hơn nữa, cần tăng cường phối hợp giữa 3 cấp tham gia vào công tác này là: Chính phủ, các tổ chức

xúc tiến thương mại, và các doanh nghiệp xuất khẩu, lấy hợp tác và cạnh tranh làm cơ sở nền tảng để hình thành và phát triển mạng lưới. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong công tác này, không nên chỉ trông

chờ vào kinh phí và hỗ trợ từ phía Chính phủ. Bản thân các doanh nghiệp cũng

cần phải tích cực hơn nữa trong việc giới thiệu các sản phẩm của mình ra ngoài thế giới và tìm kiếm các bạn hàng. Các doanh nghiệp cũng nên tự lập một quỹ

dành riêng cho hoạt động xúc tiến thương mại để có thể chủ động hơn trong việc

76 3.3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực

Để góp phần giải quyết vấn đề nguồn nhân lực hiện nay, các doanh nghiệp

không thể chỉ trông chờ vào các chính sách của Nhà nước mà nên có những bước đi độc lập trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao, trình độ ngoại ngữ tốt đáp ứng được các yêu cầu của công tác xuất khẩu. Cụ

thể là :

 Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực xuất nhập khẩu

trong doanh nghiệp xuất khẩu.

 Hoàn thiện công tác tuyển dụng.

 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực.

 Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường

làm việc trong doanh nghiệp xuất khẩu.

3.3.2.4Các chính sách khác

Để góp phần tháo dỡ khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các doanh

nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để chủ động

trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá, cũng như đưa ra những chiến lược phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần tập

trung nguồn lực vào đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến

kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra những

mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Do các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là gia công nên hầu như không thu được gì ngoài phí gia công, vì vậy các doanh nghiệp xuất

khẩu nên chuyển hướng sang xuất khẩu theo điều kiện FOB hoặc CIF để có cơ

hội tăng doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ ngoại thương như: vận

tải quốc tế, kho vận quốc tế, bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, quá cảnh

77

KẾT LUẬN

Đối với Việt Nam, xuất khẩu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh

tế. Doanh thu từ xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và cho các hoạt động phát triển đất nước. Hơn nữa, xuất khẩu cũng góp phần tích cực trong việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo ra công ăn việc

làm, ổn định cuộc sống của người dân.

Mặc dù cơn bão khủng hoảng cũng đã qua đi, nhưng những dư âm của nó thể

hiện qua những con số xuất khẩu của Việt Nam khiến chúng ta cần nhìn nhận và

đánh giá một cách khách quan những ưu điểm cũng như những tồn tại trong xuất

khẩu hàng hóa của Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng đã có những mức tăng ấn tượng thể hiện được những nỗ lực của chính phủ trong

việc ban hành chính sách cũng như những cố gắng của bản thân các doanh

nghiệp xuất khẩu, nhưng cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng xuất khẩu của Việt

Nam vẫn còn tồn tại những yếu kém như xuất khẩu thô chiếm tỷ trọng lớn, cơ

cấu hàng xuất khẩu thiếu phong phú, chất lượng hàng xuất khẩu còn yếu kém, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu. Bài nghiên cứu

cũng đã đưa ra những dự báo cho xuất khẩu của Việt Nam trong các năm tới

cũng như đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam

Trong thời gian làm khóa luận, mặc dù em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn cũng như đã hết sức cố gắng nhưng do kiến thức

của bản thân còn hạn chế cho nên bài nghiên cứu của em vẫn còn tồn tại rất

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (20/1/2009), Báo cáo thị trường

chứng khoán Việt Nam năm 2008.

2) Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (2009), Báo cáo xúc tiến xuất

khẩu 2009 – 2010, Nhà xuất bản Lao động.

3) Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam (11/2009),

Tài liệu thảo luận chính sách “ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những

tác động dài hạn của nó đối với Việt Nam”.

4) Nguyễn Minh Đức (4/2010), Một số thuận lợi và khó khăn của xuất

khẩu Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Hội thảo “ Cơ hội và thách

thức của Việt Nam sau khủng hoảng” – Văn phòng Trung ương Đảng và Đại

học Mở.

5) Nguyễn Văn Giàu (2009), Chính sách tiền tệ đối với ổn định và phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Tạp chí Ngân hàng số 17/2009.

6) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghiên cứu và trao đổi: Khủng

hoảng tài chính toàn cầu: Tác động, biện pháp và dự báo.

7) Lê Hồng Nhật (2009), Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho

Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh

25 ( 2009) 207-216.

8) Đoàn Thị Hồng Vân (12/2009), Tái cấu trúc kinh tế thời hậu khủng

hoảng, PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 2 - Tháng 12/2009.

9) Đỗ Văn Tính, Vấn đề khủng hoảng kinh tế Mỹ, http://kqtkd.duytan.edu.vn

10) Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản

11) Tổng cục thống kê (2010), Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước

và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ năm 2010, Số liệu chuyên đề

12) Phạm Quốc Trung – Phạm Thị Túy (3/2011), Khủng hoảng kinh tế

thế giới – Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia.

13) Website Bách khoa toàn thư mởhttp://wikipedia.com/

14) Website Tổng cục thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn

15) Website Tổng cục Hải quan Việt Nam www.customs.gov.vn/

16) Chuyên trang của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

www.chongbanphagia.vn

17) Website http://pragcap.com/the-unfortunate-math-behind-our-

economic-plight

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)