Tác động đến xuất khẩu sang một số thị trường chính

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 45 - 55)

2.2.3.1Thị trường Hoa Kỳ

Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng

phát triển, đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, nếu như trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD. Năm 2008, tuy

chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng quanhệ thương mại giữa hai nước vẫn có những dấu hiệu khả quan. Tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa hai chiều trong năm 2008 đạt 14,5 tỷ USD, tăng

23% so với năm 2007. Nguyên nhân xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2008 tăng thấp giảm chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm và do nhu cầu giảm nên giá cũng giảmtheo. Sang đến năm 2009, dotiếp tục gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này chỉ đạt 11,36 tỷ USD, giảm 4,3% so với kết quả thực hiện của một năm trước đó. Kim ngạch xuất khẩu

hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2009 giảm do sự giảm mạnh một số

mặt hàng: dầu thô đạt 470 triệu USD, giảm hơn một nửa (-53%) so với cùng kỳ năm 2008, chiếm4%; cao su đạt 28,5 triệu USD, giảm 34,2%, chiếm 0,3%; sản

phẩm gốm, sứ đạt 29,3 triệu USD, giảm 28%, chiếm 0,3%...15. Bên cạnh đó, việc thông qua các quy định sửa đổi trong một số đạo luật của Mỹ nhằm thắt chặt

kiểm soát nguồn gốc và chất lượng hàng hóa cũng tác động đến các mặt hàng

15

39

xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đồ gỗ, dệt may và hải sản. Đây được coi là một trong những rào cản thương mại của Mỹ để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước trong cơn bão khủng hoảng.

Năm 2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với

kim ngạch đạt 14,2 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch hàng hóa xuất

khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

sang thị trường này là: hàng dệt may đạt 5,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ

USD; giày dép 1,3 tỷ USD; thủy sản 864 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu của

xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2010 tăng cao trở lại là do nền kinh tế nước này phục hồi kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân ở thị trường này cũng tăng

lên. Giá bình của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2010 cũng tăng lên so với năm 2009 mà thị trường Hoa Kỳ lại là thị trường chính của các mặt hàng chủ lực.

Bảng 2.7 Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu,

nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch xuất khẩu (tỉ USD) 5,9 7,8 10,1 11,9 11,4 14,2 Tốc độ tăng/giảm (%) - 32,6 28,9 17,6 - 4,3 25,4

Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2009 và website của Tổng cục thống

kê www.gso.gov.vn/

Một điều nhận thấy rõ là năm 2009, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam giảm

mạnh, gần 10 % so với năm 2008 nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

chỉ giảm 4,3% do Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng mới sang thị trường này (chẳng hạn như thanh long) và sự cạnh tranh của các mặt hàng của

40

sang Hoa Kỳ lại tăng trở lại kéo theo đó là sự tăng lên tổng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam.

2.2.3.2Thị trường EU

Do giới hạn về việc hội nhập tài chính thế giới và sự có mặt hạn chế của các

tổ chức tài chính quốc tế ở Việt Nam nên Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực

tiếp hoặc ngay lập tức của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó ảnh hưởng của

sự suy giảm chỉ có thể cảm nhận một vài tháng sau đó, khi khủng hoảng tác động đến các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU.

Bảng 2.8 Xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 2008 - 2010

Năm 2008 2009 2010

Kim ngạch ( tỷ USD) 10,896 9,378 11,385

Tăng trưởng so với năm trước 19,78 -13,93 21,40

Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2009 và website của Tổng cục thống

kê www.gso.gov.vn

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường tiềm năng này tăng nhanh

trong những năm gần đây, nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế

giới WTO thì xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những con số rất đáng khích

lệ. Sang năm 2008, khủng hoảng kinh tế bao trùm bóng đen lên toàn châu Âu

khi mà kinh tế của Tây Ban Nha, Ai len, Đan Mạch bên bờ vực suy thoái, kinh

tế Pháp suy yếu và các nền kinh tế đầu tàu như Đức, Ý, Anh đều ảm đạm. Châu

Âu phải đối mặt với nhiều vấn đề như lạm phát, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của

khu vực này cũng giảm đi đáng kể. Bất chấp những khó khăn kể trên, tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU vẫn tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thì bị giảm một cách đáng kể so với các năm trước, chỉ còn 19,78 %, thấp hơn nhiều so với con số của năm 2007.

41

Năm 2009, trong không khí ảm đạm chung của thương mại thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 13,93 % so với năm 2008.

Nguyên nhân là giá nhiều mặt hàng xuất khẩu vào EU giảm trên thị trường thế

giới. Nguyên nhân khác là do những rào cản thương mại mà khối này đặt ra

nhằm bảo vệ nền kinh tế chống chọi với khủng hoảng. Các mặt hàng chủ lực của

Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn là những mặt hàng truyền thống như giầy da,

dệt may, cà phê hạt xanh, đồ gỗ, hải sản (chiếm 80% kim ngạch toàn bộ các mặt

hàng xuất vào EU). Do bị áp thuế chống bán phágiá 10% và không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cùng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, mặt

hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào EU năm 2009 là giầy da đã bị suy giảm tới 22% so với năm 2008 (đạt 1,94 tỷ USD)16. Cùng với mặt hàng da giày thì một số mặt hàng khác như thủy sản và đồ gỗ cũng chịu ảnh hưởng

của những quy định xuất xứ ngặt nghèo. Những nguyên nhân này đã gây ra những khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường khó tính này.

Xuất khẩu hàng hóa sang EU đã tăng trở lại vào năm 2010 với kim ngạch là 11,385 tỉ đô la Mỹ, lớn nhất trong vòng 20 năm kể từ khi đặt quan hệ ngoại giao

với khối này năm 1990và chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang châu Âu nói chung. Xuất khẩu tăng là do sự hổi phục của các nền kinh tế

châu Âu sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 dẫn đến việc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân nước này tăng. Một nguyên nhân khác là do việc tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU được đẩy mạnh trong năm

2010 bằng việc hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện và thống nhất ở cấp cao về việc khởi động các vòng đàm phán FTA. Tuy

nhiên, xuất khẩu sang EU năm 2010 cũng được đánh giá là gặp không ít những khó khăn gây nên bởi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp làm cho nền kinh tế nhiều nước lâm vào cảnh đình đốn. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều thấp hơn so

với tiềm năng, nhất là thuỷ sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thực phẩm, cà phê,

16

http://www.hcmizones.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1636:xut-khu-vao-eu- cha-bao-gi-ht-kho&catid=91:tin-ngoai-nuoc&Itemid=116

42

chè... Giá cả và thị trường thuỷ sản nói chung, mặt hàng cá tra nói riêng xuất

khẩu vào EU không ổn định. Một số rào cản kỹ thuật không phù hợp của EU đối

với mặt hàng cá tra của Việt Nam (như đưa cá tra vào danh sách thực phẩm không an toàn) đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước, cụ thể diện tích

nuôi cá tra giảm 5%, sản lượng giảm gần 2% so với năm 2009, sản lượng và giá cá tra xuất khẩu sang EU cũng giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang

EU chỉ chiếm 14,68% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm; kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2010 tuy tăng 8% nhưng còn thấp xa so với tiềm năng do mặt

hàng này vẫn chịu những rào cản thương mại do EU áp đặt17. 2.2.3.3Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt

Nam, ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ,

hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt nam đang được người

Nhật ưa chuộng. Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với

kim ngạch hàng năm đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.

Bảng 2.9 Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2005 đến

2010 Năm 2005 2006 2007 2 008 20 09 2 010 Kim ngạch xuất khẩu

( tỷ USD) 4, 34 5, 24 6, 09 8, 47 6, 29 7, 73

Tăng trưởng so với năm trước

(%) - 2 0,73 1 6,22 3 9,00 - 25,73 2 2,89

Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2009 và website của Tổng cục thống

kê www.gso.gov.vn

Năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động và sự suy giảm

kéo dài trong nội bộ nền kinh tế này, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang

17

43

Nhật Bản vẫn đạt được mức tăng ấn tượng so với năm 2007. Nguyên nhân khách quan là do giá cao trên thị trường thế giới đặc biệt là mặt hàng dầu thô,

trong khi khối lượng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng. Nguyên nhân khác đó là do xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi từ

hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết

dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2009 chỉ đạt 6,3 tỉ USD, giảm 25,73% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù được hưởng lợi

từ ưu đãi của hiệp định AJCEP có hiệu lực từ cuối năm 2008 và Hiệp định đối

tác kinh tế (EPA) Việt Nam – Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 khiến

cho rất nhiều những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật được hưởng ưu đãi thuế quan GSP nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2009 vẫn giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiều mặt hàng xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật giảm mạnh, đặc biệt mặt hàng dầu thô. Năm 2010, mặc dù đã tăng trở lại nhưng mức tăng vẫn chưa cao và vẫn thấp hơn so với năm 2008. Mặc dù nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã có những

phục hồi kinh tế rất khả quan thì nền kinh tế Nhật Bản vẫn rất u ám.Tuy đã qua

giai đoạn khủng hoảng nhưng trên thực tế, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang phải

chịu những hậu quả nặng nề và nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa thực sự tăng cao. Do

vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động rất lớn từ những động thái

chính sách của Chính phủ Nhật Bản. Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng so với năm 2009 được lý giải do những tác động của hai hiệp định AJCEP và JVEPA khiến

cho nhiều mặt hàng được miễn thuế. Tuy nhiên do hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng như dầu thô cũng đã làm giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu trong năm

44 2.2.3.4Thị trường Trung Quốc

Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Quan hệ thương mại chính ngạch cũng như quan hệ thương mại biên mậu diễn ra ngày

càng sôi động. Cùng với Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc là một trong những

bạn hàng lớn về xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang Trung Quốc mấy năm trở lại đây có chiều hướng đi lên, bất chấp những khó khăn của kinh tế thế giới và xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục đạt tốc độ tăng cao hơn nhập khẩu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang Trung Quốc đạt 4,536 tỷ USD, tăng 35,1% so với 2007. Năm 2009,

Việt Nam xuất sang Trung Quốc 4,909 tỷ USD hàng hóa, tăng 8,2% so với năm

2008, trong khi nhập khẩu tương ứng chỉ tăng 5% và đạt 16,441 tỷ USD18. Điểm đáng chú ý là trong năm 2009, hầu hết xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính như Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều giảm thì xuất khẩu của Việt Nam

sang Trung Quốc vẫn dương so với năm trước đó, mặc dù tỉ lệ tăng trưởng có

giảm đi nhiều. Nguyên nhân xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng, kể cả trong khủng hoảng là do đồng nhân dân tệ có xu hướng tăng giá so

với đồng đô la Mỹ còn đồng Việt Nam lại có xu hướng giảm so với đô la Mỹ. Điều này khiến cho hàng hóa của Việt Nam rẻ tương đối tại thị trường Trung

Quốc. Một nguyên nhân khác đó chính là do Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu biên mậu của Việt Nam sang Trung Quốc

chiếm tỷ lệ rất cao và hầu như không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng thế giới bởi

những mặt hàng chủ yếu được giao dịch tại các cửa khẩu biên giới đều là những

mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống hàng ngày.

18

http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam.gplist.286.gpopen.183257.gpside.1.gpnewtitle.nhap-sieu-chu-yeu-voi-trung-quoc-lo-hay-khong.asmx

45

Hình 2.1: Thương mại với Trung Quốc giai đoạn 2007 -2010

Nguồn: http://vneconomy.vn/20110307122846993P0C10/nhap-sieu-voi-

trung-quoc-con-dang-bi.htm

Theo số liệu thống kê năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 7,3 tỷ USD sang thị trường Trung Quốc, chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch của cả nước, tăng

48,88% so với năm 200919. Nguyên nhân xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh là do những lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới được cải

thiện nhiều, những diễn biến tỷ giá của đồng nhân dân tệ và đồng Việt Nam tiếp

tục có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Bên cạnh đó, hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (AC – FTA) tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân chủ quan khác là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này

19

http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-

vietnam.gplist.294.gpopen.188708.gpside.1.gpnewtitle.mat-hang-chinh-xuat-khau-sang-trung-quoc-nam- 2010.asmx

46

trong năm 2010 cũng đã có những chuyển biến tích cực. Những mặt hàng có giá trị cao như máy tính và linh kiện điện tử, máy móc thiết bị đều có sự tăng kim

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 45 - 55)