Tác động đến tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 38 - 41)

Xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạt khoảng 62,7 tỉ USD, tăng khoảng 28% so với thực hiện năm 2007, thấp hơn so với dự báo của Chính phủ vào đầu tháng

10-2008 cả về kim ngạch và tốc độ tăng (tương ứng là 65 tỉ USD và 33,9%) do xuất khẩu giảm không chỉ về số lượng các đơn hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Nói chung, hoạt động xuất khẩu năm 2008 diễn biến không theo

tính chu kỳ như hàng năm mà chịu sự chi phối lớn bởi những bất thường của

kinh tế thế giới và những điều chỉnh chính sách kinh tế của Chính phủ. Trong hơn nửa đầu năm 2008, giá hàng hóa thế giới tăng nhanh và đạt đỉnh vào tháng

7, sau đó giảm mạnh đến tận cuối năm. Hưởng lợi nhiều do giá hàng hóa cao nên xuất khẩu từ quý II đã tăng nhanh và cũng đạt đỉnh điểm vào tháng 7. Tuy nhiên sang quý IV, xuất khẩu lại giảm đáng kể trước sự suy giảm sâu của kinh tế

32

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010

Năm Xuất khẩu Tỉ lệ tăng trưởng

2008 62,7 28,53%

2009 56,6 -9,73%

2010 71,6 26,5%

Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2009 và website của Tổng cục thống

kê www.gso.gov.vn/

Nhìn chung cả năm 2008, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất

khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực

kinh tế trong nước đạt 27,8 tỷ USD, tăng 33,8%, khu vực kinh tế nước ngoài không kể dầu thô đạt 24,4 tỷ USD, tăng 26,4% và kể cả dầu thô tăng 25,5%. Tuy

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng

nếu loại trừ giá trị tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ

yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, chè) thì kim ngạch

xuất khẩu hàng hóa chỉ tăng 13,5%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng truyền

thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao so với năm 2007, chủ yếu do giá

trên thị trường thế giới tăng. Có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ

USD gồm : dầu thô 10,45 tỷ USD, dệt may đạt 9,1 tỷ USD, giầy dép đạt 4,7 tỷ

USD, thủy sản đạt 4,56 tỷ USD, gạo 2,9 tỷ USD, sản phẩm gỗ 2,78 tỷ USD, điện

tử máy tính đạt 2,7 tỷ USD và cà phê đạt 2 tỷ USD. Ngoài ra, xuất khẩu hàng

hóa tăng còn có sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới như sản phẩm từ cao su,

sản phẩm chế tạo từ gang thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các loại.

Trong năm 2009, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu cả năm đã giảm 9,73 % so với năm 2008, trong khi tổng giá trị năm 2009 của thương mại toàn thế giới giảm tới 31% so với năm 2008. Năm

2009, do sụt giảm về giá nên giá trị xuất khẩu chưa đạt như mục tiêu. Giá sụt

33

trị kim ngạch không tăng tương xứng. Trong năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 9,1 tỷ USD (giảm 0,4%) trong khi xuất khẩu dầu thô đạt 6,2 tỷ USD

(giảm 40%). Ngoài ra mặt hàng thủy hải sản và giày dép cũng đóng góp mỗi mặt hàng hơn 4,0 tỷ USD vào tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu gạo và than giảm khoảng 5,0% mỗi mặt hàng trong khi cà phê và cao su lần lượt giảm 19,0%

và 25,2%. Tuy nhiên, sự sụt giảm này chủ yếu do giá cả giảm trên thị trường thế

giới. Khối lượng xuất khẩu của những mặt hàng này thực tế đã tăng mạnh trong

thời gian qua. Ví dụ, lượng xuất khẩu gạo và than lần lượt tăng 26,7% và 29,9%

trong khi lượng xuất khẩu cà phê và cao su tăng khoảng 10% mỗi mặt hàng12.

Trong năm tới, khi giá hàng xuất khẩu tiếp tục có sự hồi phục thì những mặt

hàng trên sẽ đóng góp nhiều hơn vào giá trị xuất khẩu của Việt Nam.Tuy vậy,

trong bức tranh xuất khẩu, có nhiều mặt hàng bị giảm mạnh như mây tre đan,

cói thảm, đồ gốm sứ, dây cáp điện, túi xách. Ngoài ra, một số mặt hàng xuất

khẩu chủ lực cũng giảm như thuỷ hải sản chỉ bằng 73,1% so với kế hoạch, hạt điều bằng 89%13.... Điều này chứng tỏ kinh tế thế giới tuy đã phục hồi nhưng

sức mua chưa đủ mạnh, chưa thật sự ổn định, đặc biệt đối với một số mặt hàng có giá trị cao thì nhu cầu bị tiết giảm.

Năm 2010, xuất khẩu tăng trưởng trở lại với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 71,6 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2009, vượt kế hoạch Quốc hội đề

ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng trưởng mạnh sau năm 2009 có tốc độ tăng trưởng âm trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% và chiếm 54,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Còn nhóm các

12 http://www.vnecon.vn/showthread.php/29765-T%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-kinh- t%E1%BA%BF-Vi%E1%BB%87t-Nam-2009-v%C3%A0-tri%E1%BB%83n-v%E1%BB%8Dng- c%E1%BB%A7a-kinh-t%E1%BA%BF-VN-2010 13 http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam.gplist.286.gpopen.175774.gpside.1.gpnewtitle.tong-quan-xuat-khau-nam-2009-va-trien-vong-nam- 2010.asmx

34

doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%14. Trong

năm 2010, giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh so cùng kỳ là một nguyên nhân góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Riêng yếu tố tăng giá giúp kim

ngạch xuất khẩu tăng khoảng 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, việc tăng về lượng mới là yếu tố chính giúp kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2009. Tính

riêng yếu tố tăng lượng giúp cho kim ngạch xuất khẩu tăng 11,3 tỷ USD. Mặt

khác, xuất khẩu tăng cao trong năm 2010 còn do năng lực cạnh tranh của các

mặt hàng xuất khẩu được sản xuất tại Việt Nam đã được nâng lên một bước.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)