Như đã đề cập ở phần trên, nguyên nhân khách quan làm giảm xuất khẩu của
Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng, mà đặc biệt là năm 2009 là do nhu cầu thế
giới giảm. Một nguyên nhân nữa là giá nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
cũng giảm mạnh trong năm 2009. Nền kinh tế Việt Nam tham gia vào thị trường
thế giới với tư cách là một nước có trình độ công nghệ chưa phát triển, bởi vậy
hàng xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là gạo, chè, cà phê, giày da, dầu thô…Cầu
về những mặt hàng này thường ít co giãn nên doanh thu bán hàng những mặt hàng này thường biến động cùng chiều với giá. Giá hàng hóa Việt Nam năm
2009 giảm có thể được giải thích bởi những nguyên nhân chủ quan sau đây:
Thứ nhất, những mặt hàng nông sản của Việt Nam thường có chất lượng
kém đồng đều và thấp hơn so với các nước khác trên thế giới, do việc sử dụng
nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học làm cho giá hàng hóa của Việt Nam bị
22
53
giảm thấp hơn so với giá của thị trường thế giới. Ví dụ, chè Việt Nam chỉ bán được với giá 1100USD/tấn trong khi giá chè nguyên liệu thô bình quân trên thị trường thế giới là 2200USD/tấn
Thứ hai, hiện nay Việt Nam vẫn ở nấc thang công nghệ thấp so với khu vực
và thế giới, do vậy những mặt hàng chủ lực vẫn là những mặt hàng nông sản và những mặt hàng thô chưa qua chế biến. Những mặt hàng này chịu ảnh hưởng
của hiện tượng giá cánh kéo nên trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay, khi
mức giá chung trên thị trường thế giới suy giảm, giá hàng xuất khẩu của Việt
Nam chịu ảnh hưởng nặng nề.
Bởi vậy, mặc dù xuất khẩu năm 2009 nhiều mặt hàng tăng nếu xét về lượng
(gạo tăng 34,1%, cà phê tăng 14,4%, hạtđiềutăng 6,0%) tuy nhiên do thực tế
giá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu vẫn sụt giảm (trị giá xuất khẩu bằng
92,4% cùng kỳ năm 2008, cà phê 80,3%, hạt điều 86,9%).
Như vậy việc không đạt những chỉ tiêu tăng trưởng một phần do những nguyên nhân khách quan đem lại, nhưng một phần do những nguyên nhân chủ
quan do nội tại nền kinh tế Việt Nam. Bởi vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, cũng như đưa ra những
biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để có thể phân tán rủi ro trong trường hợp giá giảm.