Thương mại quốc tế giảm sút

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 27 - 29)

Kênh chính để lan truyền khủng hoảng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển chính là hoạt động thương mại quốc tế. Do khủng hoảng kinh tế

toàn cầu, nhu cầu giảm sút mạnh, đặc biệt là ở các nước phát triển, đã tác động

tiêu cực đến hoạt động thương mại thế giới. Tổng hoạt động thương mại toàn cầu năm 2009 giảm 14,4% so với năm 2008. Bên cạnh giảm sút nhu cầu, giá cả

hàng hóa giảm cũng là một nguyên nhân nữa làm giảm hoạt động thương mại.

Giá hàng hóa không phải là năng lượng giảm 21,6% so với năm 2008. Giá dầu

mỏ bình quân trong năm 2009 cũng thấp hơn các năm trước đó và giảm 36,3%

so với năm 2008. Ngoài ra, giá trị trên một đơn vị hàng sản xuất xuất khẩu trên thế giới cũng giảm 4,9% so với năm 2008.

4

21

Bảng 1.1 Giá cả và thương mại thế giới

Các chỉ số 2007 2008 2009

Tổng hoạt động thương mại (thay

đổi %)

Giá cả hàng hóa

- Giá hàng hóa không phải năng lượng (thay đổi %)

- Giá dầu mỏ (USD/thùng) - Sự thay đổi giá dầu mỏ (%) - Giá trị đơn vị hàng sản xuất xuất

khẩu( thay đổi %)

7,2 17,1 71,1 10,6 5,5 3,0 21,0 97,0 36,4 6,0 -14,4 -21,6 61,8 -36,3 -4,9

Nguồn: Ngân hàng thế giới (Tổng hợp từ website ngân hàng thế giới

www. worldbank.org)

Sang năm 2010, thương mại thế giới tiếp tục có dấu hiệu phục hồi và mức tăng trưởng thương mại có tăng lên, tuy nhiên chưa thể bằng thời điểm trước khi

xảy ra khủng hoảng. Theo WTO, tăng trưởng thương mại thế giới năm 2010 tăng 13,5% sau khi giảm mạnh trong năm 2009, một mức giảm chưa từng thấy

trong lịch sử thế giới. WTO cũng đưa ra các tính toán xuất khẩu hàng hóa của các nước phát triển, các nước đang phát triển và cộng đồng các quốc gia độc lập trong năm 2010 đạt lần lượt 11,5% và 16,5%, một mức cao hơn nhiều so với

mức giảm 7,8% trong năm 20095. Mặc dù xuất khẩu của thế giới đã trở lại mức

bắt đầu khủng hoảng (tháng 8/2008) nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức đỉnh trước khủng hoảng và thấp hơn khoảng 13,6% so với mức xuất khẩu thế giới trong trường hợp không có khủng hoảng xảy ra. Mặc dù khối lượng thương mại đã tăng lên nhưng do sự giảm sút của giá cả hàng hóa nên giá trị thương mại

hàng hóa vẫn thấp hơn 8% so với trước khủng hoảng. So với các nước phát

triển, thương mại có sự phục hồi nhanh hơn ở các nước đang phát triển. Tính đến cuối năm 2010, trong khi kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển

5

22

đã vượt 16% thời điểm trước khủng hoảng thì con số này đối với các nước phát

triển vẫn thấp hơn 2%. Sự gia tăng nhanh nhu cầu từ các nước đang phát triển đã

thúc đẩy phục hồi thương mại toàn cầu. Thực tế, trong nửa đầu năm 2010, 58%

sự gia tăng trong xuất khẩu của thế giới là xuất phát từ sự tăng mạnh nhập khẩu

từ các nước đang phát triển.6

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 27 - 29)