Cơ cấu hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 34 - 37)

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2007 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản lần lượt là 18,4%; 22,2% và 15,2%. Như vậy, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp gia tăng nhanh về giá trị và chiếm vai

trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu quốc gia. Vai trò của nhóm

28

Bảng 2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2005 – 2007 ( %)

2005 2006 2007

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 36,1 36,2 34,4 Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 41,0 41,2 42,6

Hàng nông lâm thủy sản 22,9 22,6 23,0

Nguồn : Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống kê 2009

2.1.2.1Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20%

tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới

của các nước khác không đạt nhiều tiến triển. Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sẽ giảm

dần.

2.1.2.2 Nhóm hàng nông lâm thủy sản

Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên

gần gấp 3 lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế

giới. Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm,

nhu cầu về nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu

chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại của giai đoạn 2001-2007, do tình hình kinh tế thế giới phục

hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần

giảm hoặc tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Đầu năm

29

nông sản chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai năm.

Do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm 2001- 2007

có xu hướng tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia tăng về giá trị do giá lương thực thế giới tăng lên.

2.1.2.3Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất: dệt may,

giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ…

Dệt may, da giày:

Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam từ 2001 - 2007 luôn ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này có chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp

với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (60%-70%), hao phí điện năng lớn.

Sản phẩm gỗ

Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai đoạn

2001-2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần. Năm 2004 có

tốc độ tăng trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất

khẩu trên 1 tỷ USD. Gia nhập WTO mở ra những thuận lợi và cả khó khăn cho

ngành chế biến gỗ xuất khẩu.

Máy tính và linh kiện điện tử:

Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai

trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như không tính năm

2002 xuất khẩu mặt hàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế

giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của mặt hàng này giai đoạn

30

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 34 - 37)