Những nguyên nhân giúp xuất khẩu của Việt Nam không bị suy giảm

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 60 - 63)

nhiều và phục hồi nhanh sau khủng hoảng năm 2008

Thứ nhất, trước đây hàng hóa Việt Nam thường phải chịu mức thuế suất cao

khi thâm nhập vào thị trường các nước. Do đó, các mặt hàng của chúng ta thường khó cạnh tranh ở các thị trường bản địa. Sau khi trở thành thành viên của

WTO với các chế độ đãi ngộ như MFN, NT…, cũng như tham gia vào các FTA,

Việt Nam bắt đầu khai thác được thị trường xuất khẩu rộng lớn với mức cam kết

về thuế nhập khẩu đã và sẽ được cắt giảm cùng với các biện pháp phi thuế quan

54

đã góp phần không nhỏ cho các doanh nghiệp nước ta nâng cao được năng lực

cạnh tranh và tăng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng, đặc biệt ở những

mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh. Ngoài ra, xuất khẩu của chúng ta còn

được hưởng lợi do thị trường được mở rộng, hàng hóa của Việt Nam có thể

thâm nhập thị trường các thành viên WTO và các nước tham gia kí FTA một

cách thuận lợi hơn. Cùng với đó là sự thống nhất của hệ thống pháp luật đã giúp

cho môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn, phù hợp với các quy định của quốc tế.

Thứ hai, nhà nước cũng đã có những chính sách nhằm khuyến khích xuất

khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế khoảng

150000 tỷ đồng (tương ứng khoảng 8 tỷ đô la) để hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân

hàng của các doanh nghiệp, thực hiện các chính sách giảm thuế. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 10/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã chuyển hướng điều hành các chính sách tiền tệ từ “ thắt chặt “ sang “ nới lỏng “

bằng các biện pháp như giảm lãi suất, điều hành linh hoạt tỉ giá USD/VND. Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh, cấp mã số thuế và tiến hành khai báo hải quan điện tử đã có những tác động tích cực đến các doanh nghiệp ở hầu hết ngành hàng. Việc phát triển hệ

thống ngân hàng và bảo hiểm mở ra các kênh tài chính cạnh tranh tạo cơ hội tiếp

cận tài chính tốt và cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp.

Thứ ba, bản thân việc trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như

tham gia vào các FTA cũng có những tác dụng thúc đẩy năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự đổi mới và hoàn thiện mình. Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được tínhđộc lập vươn lên để tồn tại trong môi trường tự do, hội nhập quốc tế mà không cần sự bảo trợ của Nhà

nước. Các doanh nghiệp đã rất năng động tìm kiếm các nguồn hàng, tự đi lên

vượt qua khó khăn mà khủng hoảng mang lại.

Thứ tư, Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh thể hiện ở một số các chỉ tiêu như:

55

trình độ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thành công trong việc hội nhập kinh

tế quốc tế… Cụ thể, Việt Nam có lợi thế về một số sản phẩm như hàng nông

sản, hàng dệt may và giày dép… Đó cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

của Việt Nam, giúp cho xuất khẩu của chúng ta đứng vững trong cơn khủng

56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 60 - 63)