Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 55 - 59)

2.3.1.1Nhu cầu của thị trường thế giới giảm

Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi

vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007 và được coi là đợt suy thoái nghiêm trọng

nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ

tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất

việc làm21. Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín

dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất

khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và

qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình. Nhìn vào những số liệu về chi phí tiêu dùng cá nhân của người dân Mỹ, có thể nhận thấy rõ ràng rằng, con số này đã giảm một cách đáng kể từ nửa cuối năm 2008 kéo dài một cách trì trệ sang năm

2009 và chỉ có dấu hiệu ổn định vào quý cuối của năm 2009. Điều này gây ra

ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam, vì đây là thị trường xuất khẩu

chính.

21

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_Ho a_K%E1%BB%B3_2007-2009

49

Hình 2.2: Chỉ số tiêu dùng của người dân Mỹ từ 7/2007 đến 7/2010

Nguồn : http://pragcap.com/the-unfortunate-math-behind-our-economic-

plight

Do mối liên hệ mật thiết giữa nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu, cho nên không chỉ Mỹ, mà hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới đều trở lên rối loạn,

lâm vào tình trạng lạm phát và điều tất yếu là người dân cắt giảm chi tiêu đáng

kể. Thất nghiệp lan tràn trên toàn cầu, hàng triệu người rơi vào tình trạng không

có việc làm do sự phá sản của hàng loạt công ty. Và như một điều tất yếu, mất

việc làm dẫn đến cắt giảm chi tiêu.

2.3.1.2Gia tăng các biện pháp bảo hộ của các nước nhập khẩu

Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại dường như đang được dựng

lên ở khắp mọi nền kinh tế. Năm 2009, thế giới đã có từ 230 đến 250 vụ điều tra

chống bán phá giá, tăng khoảng 20% so với năm 2008. Từ tháng 9-2008 đến

tháng 3-2009, các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa ra

tới 211 biện pháp bảo hộ bất chấp những cam kết tại hội nghị G20 cũng như các

50

chống bán phá giá, về nguy cơ trỗi dậy của bảo hộ thương mại. Vấn đề này đang

ngày càng nóng lên, nhất là sau khi các nước đưa ra các gói kích thích kinh tế

khổng lồ, đồng thời với việc khuyến khích dùng hàng nội địa. Theo WTO, một

khi sự hồi phục kinh tế đã rõ ràng, các nước cần ngừng ngay các gói kích thích,

trả lại cho thị trường vai trò vốn có của nó trong việc phân định nguồn vốn.

Điều đáng chú ý là bảo hộ thương mại đang biến hóa không ngừng và có xu

hướng "đối đầu". Dù cả thế giới đang nói đến hội nhập và tự do thương mại, nhưng trên thực tế, bảo hộ thương mại giữa các quốc gia lại đang trở nên trầm

trọng hơn và hình thức bảo hộ cũng đa dạng hơn. Trong thời kỳ suy thoái kinh

tế, các nước đã sử dụng các biện pháp "bảo hộ tiềm ẩn" dưới hình thức cáo buộc bán phá giá, dưới dạng thuế, trợ cấp, cộng thêm những biện pháp hạn chế phi

thuế quan khác... Bên cạnh đó, còn có nhiều hình thức bảo hộ khác như trợ giá

xuất khẩu, kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các hệ

thống tiêu chuẩn mang tính địa phương... Trong đó, các biện pháp bảo hộ liên

quan đến tiêu chuẩn sản phẩm hay các tiêu chuẩn địa phương đang được xem là có hiệu quả.

Riêng đối với Việt Nam, kể từ đầu năm 2008 đến thời điểm tháng 12/2010,

Việt Nam đã là bị đơn của 10 vụ kiện chống bán phá giá mà nguyên đơn chủ yếu

là Hoa Kỳ. Không những thế, năm 2009, Việt Nam còn là bị đơn của vụ kiện

chống trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa PE khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

EU cũng áp dụng rất nhiều những rào cản thương mại đối với hàng hóa xuất

khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Những rào cản về xuất xứ, tiêu chuẩn

ngoại thương của EU đối với các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ, thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng da giày của Việt Nam là những nguyên nhân làm xuất khẩu

Việt Nam suy giảm.

Nếu thời gian trước, hầu hết các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam chỉ tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu mà chúng ta có thế mạnh, hay ở những thị trường lớn, thì nay, đã xuất hiện nhiều vụ kiện với

51

những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu không lớn và ở những thị trường mà thị

phần của chúng ta còn rất nhỏ. Thêm vào đó, nhiều vụ kiện khi xảy ra làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hết sức bất ngờ bởi họ chưa từng bán phá giá hay được trợ cấp. Họ vẫn kinh doanh bình thường, và không vi phạm pháp luật thương mại nước sở tại và do đó không hiểu tại sao mình bị kiện. Nhiều vụ kiện

xuất phát từ những yếu tố chủ quan của bên đi kiện, ví dụ họ đang gặp khó khăn

trong cạnh tranh hoặc có chiến lược sử dụng các công cụ kiện này để ngăn chặn

hàng nhập khẩu… chứ hoàn toàn không liên quan đến việc hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một xu thế nguy hiểm khi nhiều nước xử

dụng các biện pháp phòng về thương mại một cách “thái quá” với quan điểm “đánh chặn”.

Ngoài ra, cách thức sử dụng biện pháp phòng vệ của các nước nhập khẩu

cũng cho thấy, đang có một số xu hướng kiện chùm (kiện đồng thời nhiều nước), kiện chống lẩn tránh thuế (kiện một nước để ngăn chặn khả năng lẩn

tránh một biện pháp thuế đã áp cho nước khác), kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng theo đó đi kiện)… Trong thời gian qua, chúng ta chủ

yếu bị kiện chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, nhưng theo các chuyên gia, chúng ta đã bắt đầu phải đối mặt với công cụ cuối cùng của nhóm các biện pháp

phòng vệ thương mại – kiện chống trợ cấp – đặc biệt trong bối cảnh còn nhiều

quốc gia chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Các vụ kiện chống

trợ cấp, với đặc thù là không chỉ doanh nghiệp mà cả Chính phủ cũng là một bên của vụ kiện và phải tham gia các thủ tục tố tụng liên quan, nên tầm ảnh hưởng

và hậu quả để lại nếu thua kiện là rất lớn.

2.3.1.3Cạnh tranh kinh tế giữa các nước ngày càng khốc liệt

Ngoài ra, những khó khăn gặp phải từ quá trình cạnh tranh quốc tế cũng là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia vào

thương mại quốc tế. Cạnh tranh diễn ra trên tất cả các cấp độ: hàng hóa, doanh nghiệp, quốc gia. Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã gặp phải những

52

với gạo Thái Lan về giá trên thị trường thế giới. Các sản phẩm dệt may, da giày của Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc. Khi mà khủng hoảng thế giới càng lan rộng, thì cạnh tranh

cũng gay gắt hơn, khi các nước muốn thúc đẩy xuất khẩu để thu ngoại tệ.

2.3.1.4Giá hàng hóa trên thị trường thế giới giảm

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm sau khủng hoảng, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm so với năm 2008 có thể được giải thích do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm cho giá cả các mặt hàng xuất khẩu giảm

trong khi số lượng xuất khẩu vẫn tăng. Cụ thể, một số mặt hàng xuất khẩu chủ

lực tăng về lượng xuất khẩu nhưng do giá trên thị trường thế giới thấp nên kim ngạch năm 2009 giảm, trong đó gạo tăng 21,8% về lượng và giảm 7,8% về kim

ngạch, cà phê tăng 16,8% về lượng nhưng giảm 17,3% về kim ngạch, dầu thô tăng 8% về lượng, giảm 43% về kim ngạch, than đá tăng 7,1% về lượng giảm

19,4% về kim ngạch22.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 55 - 59)