3.3.1.1Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà toàn cầu hóa đang là xu hướng chiếm lĩnh
thì việc tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế,
tài chính quốc tế, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện hơn về kinh phí cũng như
những ưu tiên khi xuất khẩu sang các quốc gia thuộc các tổ chức mà Việt Nam
là thành viên. Trong những năm tới đây, Việt Nam nên đẩy mạnh hơn nữa trong
việc kí kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương để hàng hóa Việt
Nam có thể tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới. Xây dựng và phát triển
các chuỗi cung ứng nội địa, tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu để khẳng định
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong thế kỷ 21 khuynh hướng chính
của kinh doanh toàn cầu là các liên minh chiến lược, các chuỗi cung ứng, cuộc
cạnh tranh trên toàn cầu đã chuyển từ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sang
cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam
65
các chuỗi cung ứng gạo, hồ tiêu, thủy sản, dệt may… Không chỉ dừng lại ở đó,
cần tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia các chuỗi cung ứng khu
vực và toàn cầu, ví dụ: phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất săm lốp xe chất lượng cao để gia nhập các chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu.
3.3.1.2Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tái cấu trúc lại nền kinh tế, ngành và các doanh nghiệp. Ở giác độ nền kinh
tế, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu, phát
triển nền kinh tế xanh, vừa thân thiện, vừa trong sạch và minh bạch. Ở giác độ
ngành, cần chống quan điểm tăng trưởng xuất khẩu bằng mọi giá, cần phát triển
xuất khẩu bền vững và hiệu quả. Cần chống bệnh thành tích, chạy theo những
con số - tốc độ tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu lớn. Ở giác độ doanh
nghiệp, tái cấu trúc là việc cần làm trước hết, cần thẳng thắn nhìn nhận: những khó khăn mà chúng ta gặp phải không phải chỉ do yếu tố khách quan – do khủng
hoảng, mà còn do chính những yếu kém nội tại gây ra, vì vậy cần mạnh dạn
khắc phục yếu kém, tái cấu trúc, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả, sẵn sàng ứng phó trước những biến động của môi trường.
Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế, chúng ta cũng
cần phải chú ý hơn nữa đến thay đổi tư duy, hoạch định chiến lược phát triển
xuất khẩu ở các cấp theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả. Giữa chiến lược và cấu trúc có mối quan hệ mật thiết. Một chiến lược mới đòi hỏi phải có
một cấu trúc phù hợp và ngược lại, một khi tái cấu trúc lại thì phải có một chiến lược mới tương thích. Gắn liền với tái cấu trúc phải chú trọng đến hoạch định
chiến lược, nói riêng và quản trị chiến lược, nói chung. Ở mọi cấp phải hoạch định được những chiến lược khoa học, sao cho có thể nắm bắt được cơ hội, vượt qua được thách thức, phát huy được điểm mạnh và khắc phục được điểm yếu..
Khi xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu cần chú ý: khả năng nắm bắt các cơ hội trong tương lai chính là điều quyết định then chốt, vì chúng ta không thể đón tương lai bằng những công cụ của quá khứ.
66
3.3.1.3Đổi mới các chính sách hỗ trợ xuất khẩu
Để nâng cao năng lực xuất khẩu, Nhà nước cần có các chính sách phù hợp
nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư, xuất khẩu hàng hóa ra nước
ngoài, cụ thể:
Nhà nước cần sớm ban hành chính sách và cơ chế xuất khẩu để
hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, xuất khẩu vào các thị trường mới hoặc các thị trường nhiều rủi ro. Tạo các thủ tục thuận lợi cho doanh nghiệp được vay
vốn hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất, xuất khẩu đặc biệt đối với các
ngành hàng xuất khẩu chủ lực gồm thủy sản, gạo, cà phê, dệt may, da
giày, sản phẩm gỗ.
Xem xét giãn thời gian nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá.
Nhà nước nên đẩy mạnh cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài và buôn bán quốc tế, nhất là đầu tư vào những nước
có tiềm năng sản xuất hàng hóa không chỉ phục vụ thị trường nước sở tại
mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhằm tạo ra bộ phận kinh tế mềm
của nước ta ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu thống nhất và đầy đủ về các doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin về các đối tác và (hoặc) các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội để
tìm hiểu nguồn thông tin chính thống về các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kinh doanh trong nước cũng như quốc tế, đồng
thời giúp minh bạch hóa hệ thống thông tin doanh nghiệp.
3.3.1.4Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Đa dạng hoá và chuyển hướng xuất khẩu sang những thị trường khác ít bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế. Bên cạnh những thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng thêm
67
các thị trường mới để tránh bị động và phụ thuộc vào các thị trường truyền
thống. Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương (2009) đánh giá thị trường
Australia, New Zealand, Ấn Độ và các nước Nam Á có tiềm năng đối với hàng thuỷ sản và các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Đông có triển vọng đối với hàng nông sản, thực phẩm và hàng gia dụng
xuất khẩu của nước ta. Thị trường Nam Mỹ có tiềm năng đối với hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp của Việt Nam. Thị trường Châu Phi gần đây nổi lên như
một thị trường rất có tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam nên cần
chú trọng công tác xúc tiến thương mại vào thị trường này. Tuy nhiên việc khai
thác các thị trường mới cũng có nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn, vì vậy việc
nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng, lựa chọn đối tác phù hợp, có uy tín và có khả năng thanh toán là rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, Chính phủ cũng cần có định hướng và chiến lược cụ
thể đối với từng thị trường và từng mặt hàng, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thương mại, và đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu đối với các thị trường có thể gặp rủi ro về thanh toán.
3.3.1.5Chú trọng đến xúc tiến xuất khẩu
Xúc tiến xuất khẩu được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất
trong quá trình tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu. Công tác xúc tiến
của Việt Nam những năm qua được đánh giá là tương đối hiệu quả. Các sự kiện
xúc tiến xuất khẩu cấp quốc gia được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hơn,
mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay, công tác xúc tiến xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế làm giảm tính cạnh tranh. Do vậy, chúng ta cần phải đổi mới để nâng cao hơn nữa
hiệu quả của chính sách này trong đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam như sau :
Nâng cao hiệu quả và chất lượng của các chương trình xúc tiến thương
mại cấp quốc gia, ưu tiên việc tuyên truyền, tìm kiếm hợp đồng và khách hàng lớn, lâu dài, tránh việc chỉ tập trung vào bán hàng trực tiếp tại các
68
hàng chuẩn quốc gia trong các sự kiện xúc tiến xuất khẩu. Cải tiến công
tác xúc tiến thương mại, không làm diện rộng và tuyên truyền chung mà cần làm sâu từng trọng điểm, chuyên ngành, chuyên đề sản phẩm. Nâng
cao khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan đại
diện thương mại ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại cũng như
của các doanh nghiệp tham gia.
Thay đổi, đổi mới cách tiếp cận thị trường truyền thống như tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, giảm chi
phí. Nên áp dụng hình thức này với những thị trường mới, kinh tế chưa
phát triển, thiếu thông tin hoặc tháp tùng các đoàn cấp cao của nhà nước đi công tác nước ngoài. Không nên tổ chức quá nhiều đoàn xúc tiến thương mại theo cách tổ chức hội thảo giới thiệu tiềm năng, tìm hiểu cơ
hội giao thương vào một thị trường trong một khoảng thời gian quá gần
nhau vì nội dung mặt hàng giới thiệu của Việt Nam đa phần là giống nhau
(may mặc, giầy dép, nông sản, thủ công mỹ nghệ…). Nên kết hợp tham
gia triển lãm quốc tế tại nước sở tại nhiều hơn vì đây là cơ hội tốt để giao lưu với khách hàng, giới thiệu hàng hóa Việt Nam, không chỉ có nước sở
tại mà còn có doanh nghiệp ở các nước khác tới tham dự.
Các chương trình xúc tiếnthương mại cần phảiđược xây dựngổnđịnh
trước 1- 2 năm để các doanh nghiệp trong và nước ngoài biết trước, lập kế
hoạch chủ động tham gia. Ngoài ra, việc duyệt kinh phí các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm nên theo cơ chế “ mềm”, nghĩa là không nhất thiết các chương trình phải được duyệt từ cuối năm trước, mà trong
năm nên có bổ sung cho phù hợp. Chương trình nào không kịp thực hiện trong năm thì có thể chuyển sang năm sau, tránh việc buộc phải thực hiện trước khi hết năm. Bộ Công thương cũng nên chủ động trao đổi với Bộ
Ngoại giao và Bộ Tài chính để sớm xác lập các cơ chế sử dụng kinh phí dành cho các chương trình xúc tiến thương mại đối với các cơ quan đại
69
Xem xét việc thiết lập mục giới thiệu năng lực sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp trên website của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại nhằm giới thiệu cho khách hàng quốc tế, khách hàng trong
nước cũng như cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài về doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước, từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả quảng bá hàng xuất khẩu Việt Nam.
Nâng cao năng lực của các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài là công tác rất quan trọng, yêu cầu từng bước phải có chiến lược nâng cao năng lực của đội ngũ tham tán, tùy viên thương mại. Thực hiện bằng cách đào tạo chuyên môn hóa đội ngũ thay nhau làm công tác này, có chuyên môn cao về hoạt động thương mại quốc tế, nắm rõ luật lệ chính sách thương mại mang tính toàn cầu, ngoại ngữ giỏi. Do vậy, cần bổ sung thêm lực lượng cán bộ ở các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài để có
thể có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát nhu cầu thị trường.
Tiếp tục triển khai thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại và giới
thiệu sản phẩm tại các thị trường trọng điểm để cung cấp thông tin hai
chiều cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp ở các nước sở
tại. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm của
các doanh nghiệp Việt Nam. Các Trung tâm này giữ vai trò là cầu nối
giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp sở tại, là địa chỉ tin
cậy của Việt Nam với các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp
Việt Nam tại các thị trường này.
Cần hoàn thiện và ban hành cơ chế tài chính ổn định cho hoạt động xúc
tiến thương mại, coi đây là nhiệm vụ trong tâm của công tác xúc tiến xuất
khẩu. Đây là cách thức hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động xuất khẩu mà vẫn
tuân thủ theo các quy định của WTO là không hỗ trợ xuất khẩu một cách
trực tiếp. Hàng năm nhà nước cần phải cân đối một tỉ lệ ngân sách nhà
nước nhất định và ổn định cho hoạt động xúc tiến thương mại. Kinh phí
cần giao trực tiếp cho Bộ Công thương, cơ quan được nhà nước giao trách
70
nhằm tăng tính chủ động và đảm bảo việc điều hành kịp thời về thị trường, mặt hàng xuất khẩu theo sự biến động liên tục của thực tiễn.
Nâng cao hiệu quả của các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo Nhà
nước, Chính phủ … đi công tác nước ngoài. Cần sớm lập kế hoạch về
công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, chuẩn bị đầy đủ thông tin cần
thiết để có thể cung cấp cho đối tác một cách chính xác và hiệu quả
Cần kết hợp các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và xúc
tiến du lịch trong các hoạt động mang tầm quốc gia tại các thị trường.
3.3.1.6Phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu đặt ra bức xúc, nhằm đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc
tế. Trong các năm đổi mới, nguồn nhân lực nước ta có sự cải thiện đáng kể về lượng và chất. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác
động không nhỏ đến việc làm, thu nhập của người lao động và cũng cho thấy rõ các tồn tại của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực nước ta đa số có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật thấp, việc làm thiếu bền vững, thích ứng chậm với sự biến đổi của thị trường lao động trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các phẩm chất
mới của nguồn nhân lực chưa được hình thành đầy đủ,… đã làm giảm hiệu quả
sử dụng nguồn nhân lực trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, phát
triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế có vai trò quan trọng đối
với việc tiếp tục thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Từ một số tình hình thực tế về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hậu khủng
hoảng kinh tế toàn cầu có một số khuyến nghị thúc đẩy phát triển nguồn nhân
lực sauđây:
Nhà nước cần có cơ chế nắm bắt thông tin và có chính sách hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực kịp thời cho các ngành, vùng đang thiếu nghiêm trọng nhân lực,
cụ thể như các ngành dệt may, da giầy, xây dựng,… vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, có chính sách thuế hợp lý đối với các ngành sử dụng nhiều lao động
71
nhưng khả năng chi trả tiền lương thấp để các doanh nghiệp có điều kiện nâng
mức lương bình quân, nâng cao khả năng cạnh tranh về nhân lực trên thị trường lao động.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu sống còn để đáp ứng yêu cầu
của phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, ngoài các giải pháp truyền thống (thu hút đầu tư cho nâng cấp các cơ sở đào tạo, đào tạo giảng viên, đổi mới chương trình và phương pháp
giảng dạy, nâng cao chất lượng đầu vào…) cần thực hiện các biện pháp có tính đột phá như: tạo nguồn đầu tư cho xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề đạt chuẩn quốc tế; xây dựng thương hiệu cho các cơ sở đào tạo đạt chất lượng cao; thị trường hoá ở mức độ thích hợp đối với