Hoạt động tín dụng đóng băng ở Mỹ và Châu Âu, cộng với sự sa sút thịnh vượng do giá trị cổ phiếu giảm mạnh đã gây ra áp lực lớn đối với tổng cầu và tổng cung (GDP). Tốc độ tăng trưởng GDP thực bắt đầu suy giảm ở Mỹ và tại
các quốc gia khác trong năm 2007, trong khi tại các nền kinh tế mới nổi và các
nước đang phát triển, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á, tăng trưởng
vẫn tiếp tục mạnh mẽ cho đến khi cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ lan rộng
vào cuối năm 2008 thì mới bắt đầu suy giảm dần. Năm 2009 cho thấy nhiều xu hướng đối ngược, một mức tăng trưởng âm 4% tại các nền kinh tế phát triển và sự cắt giảm đáng kể tỷ lệ tăng trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển từ 8% năm 2007 xuống còn 2% năm 2009.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 đạt -2,2%. Các nước phát triển là những nước có tốc độ giảm sút tăng trưởng cao nhất trong năm 2009 (-3,3%). Tuy nhiên, những can thiệp mạnh mẽ của chính phủ các nước này đã giúp ổn định kinh tế và thúc đẩy sự quay trở lại mức tăng trưởng khiêm tốn vào những
tháng cuối năm. Các quốc gia trong khối liên minh châu Âu đã chịu tác động đặc biệt mạnh mẽ của khủng hoảng. Tăng trưởng của khu vực này năm 2009 là
-3,9% và sự phục hồi nhìn chung là chậm hơn so với các khu vực khác.
Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển năm 2009 đạt 1,2%. Kinh
tế của các nước đang phát triển cao hơn mức tăng trưởng chung toàn cầu và
3
Nghiên cứu trao đổi “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Tác động, biện pháp và dự báo” – Ngân hàng nhà
20
đang trên đường tiếp tục phục hồi chủ yếu do được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng
khá của nền kinh tế châu Á. Trong các nước đang phát triển, khu vực Đông Á và Nam Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh khủng hoảng, lần lượt đạt 6,8% và 5,7%. Các nước Đông và Trung Âu chịu tác động nặng nề của
khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng năm 2009 là - 6,2%.4