Những nét đặc trưng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân. (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2 Những nét đặc trưng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây

Xuất phát từ đặc trưng hoạt động của Doanh nghiệp xây lắp, nghiệp vụ cho vay phục vụ thi công xây lắp cũng có những đặc điểm riêng:

Thứ nhất, Khi dòng tiền chủ đầu tư thanh toán cho các Nhà thầu và dòng tiền Nhà thầu phải thanh toán cho các Nhà cung cấp là không trùng khớp nhau thì DNXL với vai trò Nhà thầu thi công có nhu cầu vay vốn lưu động để thanh

4 Mục 16, Điều 4, Chương I, Luật các TCTD 2010 toán các chi phí phát sinh cho Nhà cung cấp.

Đối tượng cho vay vốn lưu động phục vụ thi công xây lắp là những chi phí trực tiếp liên quan và phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện các Hợp đồng thi công xây lắp, cụ thể như sau:

-Chi phí nguyên vật liệu phục vụ thi công xây lắp: đá, sỏi, xi măng, sắt thép, , thuê xe vận chuyển và các chi phí nguyên vật liệu khác.

-Chi phí thuê thiết bị máy móc thi công, chi phí sửa chữa nhỏ thiết bị, công cụ phân bổ vào công trình.

-Chi phí ban đầu triển khai thi công công trình như: Chi phí lán trại, chuyển máy móc thiết bị và các chi phí khác.

-Chi phí sản xuất chung.

-Chi phí nhân công: Lương Cán bộ nhân viên, công nhân xây dựng, nhân công thuê ngoài và các chi phí nhân công khác.

-Thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp khách hàng là Nhà thầu chính.

-Các chi phí khác phục vụ thi công công trình xây lắp trong dự toán xây lắp công trình

Thứ hai, việc cho vay phải căn cứ trên cơ sở Hợp đồng thi công xây lắp đã được ký kết giữa Bên nhận thầu và Bên giao thầu; Bên giao thầu có thể chính là Chủ đầu tư hoặc là người được Chủ đầu tư ủy quyền. Đồng thời, để xác định doanh số cho vay đối với một công trình cần dựa vào các yếu tố: Giá trị hợp đồng xây lắp công trình; Vốn tự có và huy động khác tham gia vào công trình là bao nhiêu? Lợi nhuận định mức của công trình là bao nhiêu? Vốn chủ đầu tư ứng trước tiền là bao nhiêu?... từ đó xác định doanh số cho vay đối với một công trình.

Từ đó, các ngân hàng thường phải thực hiện cho vay theo từng công trình, đánh giá hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ của từng công trình để đưa ra quyết định cho vay hay không. Điều này nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thứ ba, Thời gian cho vay vốn lưu động thường kéo dài hơn thời gian cho vay của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác (Doanh nghiệp thương

mại, sản xuất kinh doanh khác). Vì đặc điểm của ngành xây lắp là thời gian thi công, nghiệm thu, thanh toán và quyết toán của công trình thường kéo dài, vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp xây lắp thường lâu hơn vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác.

Thứ tư, Nguồn trả nợ vay ngân hàng của DNXL là nguồn vốn thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành công trình, do vậy trước khi cho vay, ngân hàng phải xác định rõ nguồn vốn thanh toán của từng công trình về cơ cấu nguồn vốn (vay Ngân hàng, Vốn tự có, nguồn vốn khác), thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán. Sau khi cho vay phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, kiểm soát dòng tiền thanh toán để thu hồi nợ vay. Vì vậy, ngoài DNXL, ngân hàng phải tăng cường mối liên hệ đối với Chủ đầu tư, thường xuyên tiến hành đối chiếu công nợ giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để biết được nguồn thu của Công trình.

Thứ năm, khi cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình thi công công trình, tiến độ thi công, thanh toán có đúng theo quy định trong Hợp đồng giao nhận thầu hay không để từ đó phát hiện ra những khó khăn vướng mắc và có biện pháp ứng xử kịp thời. Chất lượng cho vay đối với DNXL sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn xây dựng của chủ đầu tư (Bên A) thanh toán cho nhà thầu thi công và chất lượng công trình, phương thức nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư, tiến độ xây dựng...

1.2.3 Các hình thức cho vay doanh nghiệp xây lắp

Hoạt động cho vay đối với DNXL của ngân hàng có nhiều hình thức đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tương đối. Tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại mà có thể chia ra các hình thức cho vay khác nhau.

a. Phân loại theo thời hạn cho vay

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng . Dựa vào căn cứ này, có thể phân chia cho vay đối với DNXL thành các loại như sau:

+ Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1-12 tháng. Cho

vay ngắn hạn đối với DNXL thường bao gồm hai loại sau:

+ Đối tượng áp dụng: Đối với các khách hàng có quan hệ theo từng lần, không thường xuyên và một số khách hàng có nhu cầu vay theo món khác như vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, …

+ Mức cho vay thường được xác định như sau:

Mức cho vay = Chi phí cần thiết cho SXKD

- Vốn tự có - Vốn khác

Chi phí cần thiết cho SXKD = Giá trị hợp đồng thi công xây lắp - Khấu hao cơ bản - Thuế - Lợi nhuận định mức

+ Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ có thể được xác định dựa trên cơ sở từng chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của khách hàng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng:

+ Đối tượng áp dụng: Đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và có quan hệ vay thường xuyên, tín nhiệm với ngân hàng và có nhu cầu vay vốn theo hạn mức.

CP SX cần thiết

trong năm kế hoạch Vốn tự có Các khoản Hạn mức tín dụng = --- - và coi như - huy động

Vòng quay VLĐ tự có khác

Chi phí SX = Tổng giá trị sản lượng - Khấu hao - Thuế - Lợi nhuận Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH cơ bản định mức

+ Việc xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào vòng quay vốn lưu động, chu kỳ sản xuất kinh doanh, tốc độ luân chuyển dòng tiền của doanh nghiệp để xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp

+ Cho vay trung dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở

lên. Trong đó các khoản cho vay trung hạn có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay dài hạn có thời hạn từ 60 tháng trở lên. Cụ thể:

- Cho vay trung hạn đối với DNXL: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng tài trợ cho các tài sản cố định như máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận tải,...

- Cho vay dài hạn đối với DNXL: Từ trên 60 tháng trở lên tài trợ cho các công trình xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng như dự án, nhà xưởng, cầu đường, cấp nước... có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu dài.

b. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn

- Cho vay vốn lưu động: Là hình thức cho vay để tài trợ cho tài sản lưu động của DNXL như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sửa chữa nhỏ thiết bị, công cụ phân bổ vào công trình, chi phí thuê thiết bị máy móc thi công,...

- Cho vay vốn cố định: Là hình thức cho vay để tài trợ cho tài sản cố định của DNXL như máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận tải, văn phòng, trụ sở...

c. Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay

-Cho vay không có bảo đảm (cho vay tín chấp): Là loại hình cho vay mà

ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào uy tín của khách hàng, không yêu cầu phải có tài sản bảo đảm.

- Cho vay có bảo đảm: Là loại hình cho vay mà ngân hàng yêu cầu người

vay phải có tài sản cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân. (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)