7. Cấu trúc của luận văn
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt
động cho vay doanh nghiệp xây lắp
Hoạt động cho vay đối với DNXL nói riêng cũng như các loại hình khách hàng khác của ngân hàng có liên quan đến rất nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, để đánh giá chất lượng thẩm định cho vay một cách đầy đủ và khách quan cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Về cơ bản, các nhân tố này được chia thành ba nhóm: các nhân tố chủ quan (là các nhân tố thuộc về ngân hàng) và các nhân tố khách quan (là các nhân tố thuộc về khách hàng và các nhân tố thuộc về môi trường).
1.4.3.1 Nhân tố chủ quan
- Kiến thức, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định: Trong tất cả các lĩnh vực thì con người luôn đóng vai trò là một nhân tố chủ đạo giữ vị trí không thể thay thế, trong công tác thẩm định cũng vậy, chất lượng của công tác thẩm định sẽ được quyết định bởi cán bộ thẩm định. Yếu tố con người là yếu tố quyết định. Một sự không cẩn trọng dù là vô tình hay cố tình của cán bộ thẩm định đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Một cán bộ thẩm định để làm tốt
và hiệu quả công việc của mình cần phải hội tụ các yếu tố sau: kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức.Kiến thức là sự hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, văn hóa mà một cán bộ thẩm định cần phải có để phục vụ công tác thẩm định. Kinh nghiệm là những tích lũy từ công việc qua thời gian trở thành kinh nghiệm. Hai yếu tố này đóng góp vai trò cho việc thẩm định được nhanh chóng, chuẩn xác. Bên cạnh hai yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định là yếu tố không thể thiếu, những nhân tố trên giúp việc thẩm định chính xác, hiệu quả.
- Các nguồn thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định: Nguồn thông tin ngân hàng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên điều quan trọng là nguồn thông tin phải đảm bảo độ chính xác, đầy đủ và kịp thời thì công tác thẩm định được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác dẫn đến chất lượng thẩm định tín dụng cao, đảm bảo lựa chọn được những phương án, dự án vay vốn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngân hàng, an toàn và ít rủi ro. Có thể thấy thông tin là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác thẩm định. Thông tin thiếu, không đầy đủ dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định được, có thể dẫn tới lựa chọn gây rủi ro cho ngân hàng.
- Phương pháp, tiêu chuẩn thẩm định: Chất lượng thẩm định cho vay đối với KHDN còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ phương pháp, tiêu chuẩn thẩm định mà ngân hàng áp dụng, một phương pháp thẩm định tiên tiến, tiêu chuẩn phù hợp sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá khách hàng một cách chính xác hơn.
Mỗi khoản vay có những đặc thù nhất định không phải bất cứ khoản vay nào cũng áp dụng được tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định, do đó việc lựa chọn phương pháp và các tiêu chuẩn thẩm định làm sao đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính của khoản vay cũng như tính khả thi về khả năng trả nợ ngân hàng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo ra thước đo phù hợp, chính xác khi thẩm định cho mỗi khoản vay.
- Công nghệ, trang thiết bị phục vụ quá trình thẩm định: Với thời đại khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng như hiện nay thì ngân hàng nào sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động của mình. Trong lĩnh vực thẩm định tín dụng KHDN cũng vậy, việc sở hữu công
nghệ hiện đại, một phần mềm chuyên dụng sẽ giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanhchóng, chính xác, trung thực và khách quan hơn.
- Cơ cấu tổ chức thẩm định tín dụng: Công tác thẩm định là nghiệp vụ đòi hỏi nhiều hoạt động khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, đòi hỏi có một sự phân công sắp xếp, quy định quyền hạn trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối liên hệ giữa các cá nhân và các bộ phận trong quá trình thẩm định. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng KHDN nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng thẩm định. Đồng thời, ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định.
1.4.3.2 Nhân tố khách quan
Từ phía khách hàng
Hoạt động cho vay của Ngân hàng dựa trên nguyên tắc hoàn trả, xác lập dựa trên cơ sở lòng tin. Uy tín, đạo đức của doanh nghiệp thể hiện ở thiện chí trả nợ của khách hàng, được phản ánh thông qua lịch sử hoạt động tín dụng, phẩm chất đạo đức người đứng đầu, quan điểm kinh doanh ưa mạo hiểm hay thích an toàn của người quản lý, văn hóa doanh nghiệp, ngoài ra ở nước ta nó còn chịu ảnh hưởng bởi thành phần kinh tế của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Vì vậy mà những thông tin điều tra, xác minh về hồ sơ khách hàng không đầy đủ và chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm cho vay và quyết định cho vay của Ngân hàng. Để tạo mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với Ngân hàng cũng như giúp cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng đảm bảo kế hoạch hoạt động, khách hàng nên cung cấp đầy đủ, chính xác các yêu cầu theo quy định của Ngân hàng, tránh trường hợp rủi ro đạo đức, giả mạo hồ sơ gửi Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng định tín dụng. Nếu trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định, công nghệ hiện đại, thông tin về khách hàng được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, minh bạch…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng, chất lượng thẩm định sẽ cao hơn. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, sự bất ổn của các điều kiện vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp thông tin sát thực và những thông tin về dự báo kinh tế và những thay đổi, biến động liên tục cũng gây khó khăn trong thu thập, xử lý thông tin của cán bộ tín dụng dẫn đến các kết luận thiếu tin cậy, vì vậy mà chất lượng thẩm định bị hạn chế.
- Môi trường pháp luật: Tất cả mọi hoạt động của ngân hàng để phải chịu sự chi phối, ràng buộc chặt chẽ của một hệ thống pháp luật, nhằm để nhà nước có thể kiểm soát, tác động tới các hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, một môi trường pháp luật thông thoáng, rõ ràng, nhất quán và phù hợp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng, nhà nước và người vay sẽ giúp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng..