Tăng cường quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân. (Trang 102 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3 Tăng cường quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh

nghiệp xây lắp

- Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát tại BIDV

–chi nhánh Thanh Xuân đối với các Doanh nghiệp xây lắp là biện pháp phòng

ngừa rủi ro hữu hiệu. Cán bộ kiểm tra nội bộ phải hoạt động độc lập với các bộ phận tín dụng trên cơ sở đó có những kiến nghị đánh giá, độc lập trong hoạt động kiểm tra. Định kỳ 6 tháng/lần nên tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thay cho việc chỉ kiểm tra hoạt động tín dụng khi phát sinh vụ việc vi phạm trong hoạt động tín dụng và khi có các đoàn thanh tra bên ngoài vào kiểm tra.

1

- Ngay sau thời điểm giải ngân, Chi nhánh mở sổ theo dõi vốn vay đến từng công trình, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng công trình, đúng Hợp đồng thi công xây lắp đã được xác định (mẫu sổ theo dõi theo phụ lục 4)

- Thực hiện cho vay theo từng công trình, thường xuyên cập nhật tiến độ nghiệm thu thanh toán, nắm bắt tình hình thi công của khách hàng để đôn đốc khách hàng đảm bảo thực hiện đúng theo quy định trong hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư.

-Định kỳ 3 tháng/lần, đi kiểm tra thực tế công trình, cập nhật tiến độ thi công thực tế, đối chiếu với tiến độ thực hiện do DNXL cung cấp cho Ngân hàng. Thực hiện lưu ảnh công trình vào biên bản kiểm tra để có tư liệu so sánh với các lần kiểm tra tiếp theo.

-Định kỳ 6 tháng/lần, cùng khách hàng rà soát phân loại nợ xây dựng cơ bản chưa được thanh toán đối với từng công trình cụ thể. Trong đó xác định rõ và không cho vay đối với công trình có nợ tồn đọng từ 6 tháng trở lên (tính từ ngày tổ chức nghiệm thu). Đồng thời Chi nhánh phân tích các khoản mục chi phí tạm ứng, chờ phân bổ, các khoản phải thu để xác định đúng kết quả kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp và xếp đúng loại khách hàng theo qui định.

-Thường xuyên đánh giá nguồn thanh toán của khách hàng để xác định khả năng thu hồi đối với từng khoản vay còn dư nợ để có những ứng xử kịp thời. Trường hợp khách hàng có nợ tồn đọng dẫn đến không thanh toán được nợ đến hạn, BIDV Thanh Xuân tiến hành cơ cấu lại lịch trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân. (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)