7. Cấu trúc của luận văn
1.5.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động
cho vay tại các Ngân hàng thương mại
- Kinh nghiệm của BIDV Chi nhánh Hà Nội
Cùng với sự phát triển của chi nhánh thì hoạt động thẩm định cho vay của BIDV Chi nhánh Hà Nội luôn được coi trọng và xác định là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay. DNXL cũng đang là một trong số các KHDN có nhóm ngành chiếm dư nợ lớn trong cơ cấu tổng dư nợ của BIDV Chi nhánh Hà Nội. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay KHDN nói chung cũng như DNXL nói riêng tại BIDV Chi nhánh Hà Nội cụ thể như sau:
Một là, DNXL hiện nay có xu hướng hoạt động đa ngành nghề (đầu tư bất động sản, thủy điện, …), do đó khi thẩm định cho vay, CBTD thực hiện đánh giá
khả năng tham gia vốn tự có đối với phương án vay vốn, tỷ lệ này được áp dụng tối thiểulà 20% trong tổng vốn đầu tư của phương án đảm bảo việc DNXL không chiếm dụng được vốn kinh doanh ngắn hạn để đầu tư dài hạn.
Hai là, khi đánh giá Hợp đồng thi công xây lắp ký giữa khách hàng vay vốn và Chủ đầu tư, CBTD phải thẩm định để đánh giá được năng lực uy tín của Chủ đầu tư và nguồn vốn thanh toán của Hợp đồng thi công. Đối với Chủ đầu tư, CBTD thực hiện đánh giá kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự, uy tín trong việc thanh toán đối với Nhà thầu, đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án. Đối với nguồn vốn thanh toán của Hợp đồng thi công, CBTD yêu cầu DNXL xuất trình một số các tài liệu chứng minh nguồn vốn thanh toán như Hợp đồng tín dụng, bảo lãnh, cam kết của bên tài trợ đối với công trình, quyết định của UBND tỉnh (đối với trường hợp là nguồn vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước hàng năm), …. Các nội dung điều kiện nêu trên được quán triệt tới tất cả các CBTD khi thẩm định cho vay DNXL.
Ba là, CBTD luôn được bồi dưỡng và đào tạo định kỳ tại Chi nhánh nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt có các khóa đào tạo chuyên sâu về thẩm định tín dụng DNXL. Ngoài những khóa đào tạo tại Chi nhánh, Chi nhánh thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kiến thức về thẩm định tín dụng khách hàng theo ngành nghề và nâng cao kiến thức đặc thù ngành nói chung, trong đó chú trọng về DNXL.
Bốn là, ngoài phương pháp đo lường rủi ro tín dụng khi thực hiện thẩm định cho vay hiện tại đang áp dụng toàn hệ thống BIDV như xếp hạng tín dụng nội bộ, BIDV Chi nhánh Hà Nội đang hoàn thiện sáng kiến áp dụng bảng tính rủi ro tài sản có của KHDN nhằm bổ sung thêm một phương pháp đo lường mới trong quá trình thẩm định cho vay.
Bên cạnh đó, BIDV Chi nhánh Hà Nội cũng tích cực trong việc đóng góp ý kiến và chủ động hoàn thiện văn bản hạn chế rủi ro cho ngân hàng, quy định cụ thể hơn các vấn đề như định giá tài sản đảm bảo về phương pháp định giá và cập nhật theo giá trị thị trường.
Vietcombank Chi nhánh Hà Nội đã có những bước tiến gần hơn trong việc nâng cao chất lượng thẩm định cho vay.
Vietcombank Chi nhánh Hà Nội yêu cầu toàn bộ các CBTD khi thẩm định cho vay DNXL phải thực hiện đi thực tế một số các công trình mà DNXL đang thi công, thực hiện đối chiếu với sổ sách kế toán, BCTC doanh nghiệp để đánh giá tiến độ thi công công trình thực tế, đánh giá tình trạng ứ đọng vốn để đưa ra quyết định cho vay phù hợp.
Vietcombank Chi nhánh Hà Nội thường xuyên yêu cầu các CBTD thực hiện cập nhật tình hình thị trường ngành xây dựng hàng tháng để nắm bắt kịp thời xu hướng ngành để đưa ra được các dự báo xu hướng hoạt động đối với DNXL hiện hữu và các DNXL mới đang đề xuất cấp tín dụng.
Ngoài ra, Vietcombank Chi nhánh Hà Nội yêu cầu đối với DNXL, CBTD luôn đàm phán với khách hàng để nhận thế chấp tối đa tài sản đảm bảo khi thẩm định cho vay. Trên cơ sở đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, hệ thống Vietcombank cũng đã thay đổi chính sách tài sản đảm bảo tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo áp dụng đối với KHDN có yếu tố tư nhân, gia đình tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu là 20% từ đầu năm 2020 (trước đó tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu là 0%).