Thị trường vốn xanh

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 29 - 33)

5. Kết cấu khóa luận

1.3.4. Thị trường vốn xanh

Thị trường vốn xanh thực hiện thông qua việc phát hành trái phiếu xanh (TPX), tức là huy động vốn cho chương trình dự án xanh, các hoạt động của thị trường dựa trên bộ chỉ số xanh để theo dõi và đánh giá giao dịch. “Bộ nguyên tắc trái phiếu xanh” được ra mắt lần đầu vào năm 2014 và được bổ sung chỉnh sửa qua hai năm 2015 và 2018 (GDP, 2018). Theo định nghĩa của Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI), TPX là trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho những giải pháp biến đổi khí hậu do chính phủ, ngân hàng, địa phương hoặc doanh nghiệp phát hành, dán nhãn TPX dưới dạng chứng khoán nợ bao gồm chứng khoán hóa, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có đảm bảo,... cũng như các khoản vay được dán nhãn xanh tuân thủ nguyên tắc trái phiếu xanh (Green Bond Principles - GBP) hoặc nguyên tắc cho vay xanh (Green Loan Principles - GLP). CBI phân loại TPX theo 8 lĩnh

30

vực gồm năng lượng, tòa nhà, giao thông, nước, chất thải, tài sản có nguồn gốc tự nhiên, công nghiệp và công nghệ thông tin (ICT).

Trái phiếu xanh ra đời vào năm 2008 do Ngân hàng Thế giới (World Bank) phát hành với mục đích tài trợ vốn cho các dự án môi trường. Mặc dù thời gian đầu chưa được các NĐT quan tâm nhưng khi các vấn đề về môi trường ngày càng trầm trọng thì trái phiếu xanh trở thành một trong những công cụ huy động vốn mới được phát triển rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới với nhiều tổ chức phát hành như Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng phát triển ở các nước Nhật, Đức và ở một số chính quyền địa phương các nước châu Mỹ, châu Âu,…

Trái phiếu xanh, theo Bộ nguyên tắc phát hành và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu xanh (Green Bond Principles GBP) năm 2015 là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ dự án liên quan đến môi trường hay còn gọi là dự án xanh như dự án năng lượng sạch, nước sạch... Mỗi quốc gia, tổ chức, khu vực khác nhau sẽ có những cách thức, quy định riêng về việc phát hành loại trái phiếu này nhưng tất cả đều dựa trên một tiêu chuẩn quốc tế GBP. Trong đó, trái phiếu xanh cần tuân thủ 4 nguyên tắc được quy định trong GBP là: sử dụng tiền thu được, đánh giá và chọn lựa dự án, quản lý tiền thu được và báo cáo về việc sử dụng vốn.

Trong nghiên cứu của Kidney & Oliver, trái phiếu xanh, cũng giống như trái phiếu thông thường nhưng được phát hành với mục đích để hỗ trợ các khoản đầu tư xanh – những khoản đầu tư nhằm giảm tác động đến môi trường như giảm biến đổi khí hậu hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng (Christoffer Falsen và Patrik Johansson, 2015),

Theo G20 Green Finance (2016), trái phiếu xanh được phân biệt với trái phiếu thông thường bởi cam kết sử dụng nguồn vốn huy động để tài trợ hoặc tái cấp vốn cho các dự án hoặc doanh nghiệp xanh. Trái phiếu xanh có thể

31

được phát hành bởi các chủ thể công như chính phủ, chính quyền địa phương hoặc khu vực tư nhân như ngân hàng, doanh nghiệp để tăng vốn cho các dự án gắn liền với môi trường.

Như vậy trái phiếu xanh cũng là một công cụ nợ để huy động vốn như tất cả các loại trái phiếu nhưng trái phiếu xanh có đặc trưng gắn liền với mục đích sử dụng số vốn huy động được. Đó là số tiền thu về từ phát hành trái phiếu xanh phải được dùng để tài trợ hoặc tái tài trợ cho các dự án xanh. Theo GBP thì danh mục xanh gồm 10 ngành lớn và một số các lĩnh vực nhỏ điển hình như các danh mục về bảo tồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và một số các danh mục về bảo vệ môi trường như giao thông sạch, năng lượng sạch, nước sạch... Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi chính phủ, tổ chức tài chính, chính quyền địa phương, ngân hàng hoặc doanh nghiệp nhằm huy động vốn để thực hiện các dự án xanh. Để quản lý nguồn tiền thu được từ trái phiếu xanh dùng đúng mục đích, phải có bên thứ ba uy tín thực hiện việc theo dõi và quản lý nhằm đảm bảo tính minh bạch và chính xác. Nếu các dự án xanh không mang lại nguồn thu cho chủ thể phát hành thì có thể sử dụng các nguồn thu khác của chủ thể phát hành để đảm bảo khả năng trả nợ, ví dụ như nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương, nguồn thu ngân sách nhà nước…

Phát triển trái phiếu xanh có lợi cho các tổ chức phát hành trái phiếu, các NĐT và xã hội. Khi các tổ chức phát hành trái phiếu xanh trên thị trường sẽ giúp thu hút đa dạng các NĐT, đặc biệt là những NĐT quan tâm đến yếu tố môi trường, đồng thời cũng phải chịu những kiểm tra, giám sát cho quá trình sử dụng vốn huy động từ trái phiếu xanh. Khi trái phiếu xanh được phát hành trên thị trường, NĐT sẽ có nhiều sản phẩm để lựa chọn, thực hiện chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro cũng như tạo ra nguồn lợi phù hợp. Ở góc độ xã hội, trái phiếu xanh sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các NĐT về vấn đề môi trường, đồng thời, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn lớn từ xã hội để thực hiện tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững trong tương lai.

33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH XANH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)