5. Kết cấu khóa luận
2.3.2.2. Xây dựng nội bộ ngân hàng xanh
Năm 2018, NHNN đã phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) xây dựng và ban hành “Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội” cho 10 ngành kinh tế trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, 10 ngành cụ thể là: nông nghiệp, hóa chất, xây dựng và cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, dầu khí, xử lý chất thải, khai thác mỏ và các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại. Cuốn sổ tay hướng dẫn này nhằm phục vụ quá trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội của các TCTD hoạt động tại Việt Nam, giúp cán bộ tín dụng và cán bộ chuyên ngành thực hiện thẩm định dự
56
án/phương án sản xuất kinh doanh liên quan một cách hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển xanh và bền vững.
Bảng 7: Các ngành kinh tế khuyến khích cấp tín dụng xanh
STT Ngành Nội dung thẩm định,
đánh giá cấp tín dụng xanh
1 Ngành đã được khuyến nghị cấp tín dụng xanh: nông nghiệp, hóa chất, xây dựng và cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế biến thực phẩm, dệt may, dầu khí, xử lý chất thải, khai thác Mỏ và các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại
- Thông tin về Doanh nghiệp và dự án đề nghị cấp tín dụng - Tác động môi trường và xã hội của Dự án đề nghị cấp tín dụng - Đề xuất, đưa ra những khuyến nghị
2 Ngành dự kiến cấp tín dụng xanh: sản xuất nhiệt điện, sản xuất giấy và bột giấy, nhuộm vải, chế biến thủy sản, pin và ắc quy
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Trên thực tế, các hướng dẫn và các sổ tay đánh giá mang tính khuyến khích, chưa bắt buộc nhưng cũng đã có tác động tích cực trong việc áp dụng tiêu chuẩn và thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong thực hiện nghiệp vụ của NHTM.
Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc triển khai phát triển ngân hàng xanh theo nội dung Đề án phát triển ngân hàng xanh 1604 đưa ra, và thu được những thành quả nhất định. Cụ thể, khảo sát của NHNN cho thấy có 19 TCTD xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 TCTD tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh, 10 TCTD đã xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng cho tín dụng xanh, 17 TCTD đã sử dụng sổ tay
57
đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế. Các NHTM đã nỗ lực đưa ra được hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội như là màng lọc giúp NHTM phát triển tín dụng xanh một cách có hiệu quả. Hiện nay đã có 3 NHTM áp dụng được Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường ESMS, đó là Sacombank, Techcombank và VietinBank, trong đó Sacombank là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hệ thống này vào năm 2012, tiếp theo là Techcombank vào năm 2016.
Mặc dù số lượng NHTM áp dụng hệ thống này còn ít, nhưng trong quá trình đánh giá cấp tín dụng, NH đã đưa chỉ tiêu về môi trường và xã hội làm một trong những tiêu chí để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Cụ thể, các NHTM đã yêu cầu khách hàng (i) báo cáo đánh giá tác động về môi trường nói riêng ; (ii) xây dựng các tiêu chí để phân loại dự án căn cứ vào mức độ rủi ro, tác động của dự án tới môi trường xã hội ; (iii) giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của khách hàng. Ngoài ra, không chỉ hướng tới phục vụ khách hàng xanh, bản thân các NHTM cũng tiến hành thực hiện xanh hóa trong nội bộ thông qua các biện pháp như tiết kiệm giấy, áp dụng hình thức ngân hàng trực tuyến…Ví dụ, năm 2012, LienVietPostBank triển khai chương trình “Ngân hàng Xanh” với mục đích đưa hoạt động bảo vệ môi trường trở thành hoạt động lâu dài, hướng đến sự phát triển bền vững. Chương trình bao gồm 3 hoạt động chính là: (1) xây dựng văn phòng xanh – phát động thi đua tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, tiết giảm tài sản công cộng như nước, giấy vệ sinh, tạo không gian xanh sạch đẹp; (2) đổi giấy lấy cây xanh nhằm tái sử dụng giấy; (3) xây dựng quầy giao dịch xanh vì nụ cười khách hàng, đem đến hình ảnh ngân hàng thân thiện, vui vẻ.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cũng đã tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về phát triển ngân hàng xanh nhằm tăng cường năng lực cho các NHTM và các tổ chức tài chính trong hoạt động tài chính - tín dụng xanh. Trong thời gian qua, NHNN và IFC đã phối hợp tổ chức đào tạo cho các cán bộ nòng cốt về quản lý rủi ro môi trường - xã hội và
58
thẩm định tín dụng tại các TCTD, xây dựng một đội ngũ giảng viên có kiến thức, hiểu biết về tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường - xã hội. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và WWF, GIZ, UNEPFI đã tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn, lớp đào tạo về chủ đề tài chính xanh, và phát triển bền vững, đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng biên dịch, phát hành cuốn sách Ngân hàng và phát triển bền vững để phổ biến tới các tổ chức hội viên.
2.3.3. Thị trường vốn xanh
Từ cuối năm 2015, chương trình hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Quốc gia với Tổ chức hợp tác phát triển Đức, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã xây dựng Đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh. Trên cơ sở đó, ngày 20/10/2016, lãnh đạo Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án phát hành thí điểm trái phiếu xanh của chính quyền địa phương và chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thí điểm trái phiếu xanh chính quyền địa phương. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu là hai địa phương triển khai đầu tiên.
TP. Hồ Chí Minh đã phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương xanh cho 34 dự án, trong đó lập danh mục 11 dự án xanh dựa trên Danh mục dự án xanh NHNN ban hành. Đồng thời, Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu xanh với kỳ hạn 5 năm cho 8 dự án. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tiến hành hợp tác với một số tổ chức quốc tế để tăng cường học hỏi kinh nghiệm phát hành trái phiếu xanh và phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam.
Thị trường Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn trong việc phát triển trái phiếu xanh, tuy nhiên hiện trái phiếu xanh vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam, mức độ quan tâm đến vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý về trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, cụ thể để quy định và hướng dẫn việc phát hành và sử dụng trái phiếu xanh. Tại Việt Nam mới chỉ xuất hiện
59
một vài đợt phát hành thử nghiệm của chính quyền địa phương với khối lượng