Về chính sách tiền tệ xanh

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 69 - 70)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.2. Về chính sách tiền tệ xanh

Với mảng tín dụng xanh, NHNN cần hoàn thiện khung khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các TCTD, thống nhất các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục ngành/lĩnh vực xanh làm cơ sở để các TCTD lựa chọn, thẩm định, đánh giá, giám sát khi thực hiện cấp tín dụng. NHNN cần có các quy định mới liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ tín dụng xanh cho các NHTM như không nên tính nguồn vốn cho vay dự án xanh, sạch vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động để cho vay dự án tín dụng xanh.

Về Ngân hàng xanh, các NHTM cần xây dựng lộ trình triển khai ngân hàng xanh từ khâu xây dựng chiến lược, chính sách cho đến khâu cụ thể hóa các chính sách ngân hàng xanh trên từng lĩnh vực phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh, hướng đến mục tiêu ngân hàng xanh toàn diện. Có các chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá sản phẩm đến người dân và góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

3.2.3. Thị trường vốn xanh

Nhà nước cần xem xét, hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu xanh. Dựa trên bộ tiêu chuẩn trái phiếu xanh ASEAN và nguyên tắc trái phiếu xanh 2018, các cơ quan quản lý xây dựng bộ nguyên tắc trái phiếu xanh riêng cho Việt Nam, đưa ra quy trình hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các quy định liên quan đến việc phát hành trái phiếu xanh như: quy

70

định về các tiêu chí lựa chọn dự án xa0nh, quy định về quy trình thẩm định, đánh giá, báo cáo và chế độ công bố thông tin liên quan đến quản lý và sử dụng dòng tiền thu được từ trái phiếu xanh và các dự án xanh được lựa chọn.

Đưa ra các ưu đãi chính sách để khuyến khích các tổ chức phát hành và thu hút các nhà đầu tư quan tâm tới loại trái phiếu này, cụ thể: một số ưu đãi về thuế, phí cho các nhà phát hành như giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các dự án có mục tiêu phát triển bền vững; hoặc trong giai đoạn đầu đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc phát hành để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chính quyền địa phương dễ dàng tiếp cận loại hình phát hành hành mới này.

Phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức độc lập, đánh giá trái phiếu xanh/dự án xanh và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và đánh giá dự án xanh.

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 69 - 70)