Vấn đề môi trường tại Việt Nam khi thực hiện chiến lược tăng

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.1. Vấn đề môi trường tại Việt Nam khi thực hiện chiến lược tăng

2.1.1. Vấn đề môi trường tại Việt Nam khi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trưởng xanh

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao, liên tục ổn định và bao trùm, bảo đảm mọi người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân năm 2016 đạt trên 6,21%/năm; năm 2017 đạt 6,81%/năm, năm 2018 đạt 6,7%, năm 2019 đạt 7,02%. Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo cùng cực từ gần 60% trong những năm 1990 xuống dưới 4% năm 2019. Đây là thành công rất ấn tượng và là niềm tự hào của Việt Nam.

Thành công của hơn 30 năm đổi mới cũng đặt ra nhiều kỳ vọng và trách nhiệm lớn hơn, nặng nề hơn đối với tương lai. Mục tiêu của Việt Nam được khẳng định trong Hiến pháp là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Việt Nam có khát vọng mạnh mẽ là đến năm 2035 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Tuy nhiên, do hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều phát thải khí nhà kính, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường nên việc giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính được coi là vấn đề mấu chốt, nằm trong số những chỉ tiêu quan trọng của tăng trưởng xanh.

Bảng 1: Lượng phát thải khí nhà kính năm 2010

Đơn vị: nghìn tấn CO2 tương đương

CO2 CH4 H2O Tổng Tỷ lệ (%) Năng lượng 124.799,34 15.959,52 413,93 141.172,79 53,06 Các quá trình công nghiệp 21.172,01 0 0 21.172,01 7,96

34 Nông nghiệp 0 57.908,95 30.445,82 88.354,77 33,21 LULUCF -20.347,59 1.011,51 117,48 -19.218,60 Chất thải 65,43 13.448,68 1.837,55 15.351,66 5,77 Tổng phát thải (không bao gồm LULUCF) 146.036,78 87.317,15 32.697,30 266.051,23 100 Tổng phát thải (bao gồm LULUCF) 125.689,19 88.328,66 32.814,78 246.832,63

Nguồn: Báo cáo BRU1, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2015

Dựa vào số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, năm 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính là 266 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó phát thải trong năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất: 53,05%, tiếp theo là nông nghiệp: 33,21%. Phát thải từ các quá trình công nghiệp và chất thải tương ứng là 7,96% và 5,77%.

35

Cũng theo báo cáo BRU1 của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014, Trong giai đoạn 1994-2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam (bao gồm LULUCF) tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn CO2 tương đương lên 239,4 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng tăng nhanh nhất từ 25,6 triệu tấn CO2 tương đương lên 141,2 triệu tấn CO2 tương đương và cũng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất năm 2010. Uớc tính tổng lượng phát thải khí nhà kính trong bốn lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, LULUCF và chất thải vào năm 2020 là 465,9 triệu tấn CO2 tương đương và vào năm 2030 tăng lên 760,5 triệu tấn CO2 tương đương. Lĩnh vực năng lượng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất.

Bảng 2: Phát thải khí nhà kính năm 2010 và ước tính phát thải cho các năm 2020 và 2030

Đơn vị: nghìn tấn CO2 tương đương

Năm Các lĩnh vực 2010 2020 2030 Năng lượng 141.171 381.128 648.479 Nông nghiệp 88.355 100.758 109.342 LULUCF -19.219 -42.542 -42.302 Chất thải 15.352 26.581 48.008 Tổng 225.659 465.925 760.527

Nguồn: Báo cáo BUR1, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014

Từ báo cáo BUR1, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), ta có thể thấy, lượng khí phát thải nhà kính tại Việt Nam tăng lên mạnh mẽ qua thời kỳ. Vì vậy, Việt Nam cần có những biện pháp nỗ lực mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu. Từ đó ổn định đời sống xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

36

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 33 - 36)