Kết quả thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.3. Kết quả thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam

Được triển khai tại Việt Nam từ năm 2012, việc triển khai chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020 có nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó phải kể đến việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo với việc ban hành chiến lược Phát triển Năng lượng tái tạo tại Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã xây dựng khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trọng sản xuất và đời sống, tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu và nhãn dãn năng lượng cho các sản phẩm tư liệu sản xuất và thiết bị tiêu dùng.

Theo đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, đã có nhiều kết quả tích cực từ xây dựng cơ chế, chính sách đến nhận thức của cộng đồng vê tăng trưởng xanh:

Một là, bước đầu hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc

triển khai thực hiện tăng trưởng xanh. Ngày 3/6/2013, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, với nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Cùng với đó, Quốc hội đã ban hành mới, hoặc bổ sung, sửa đổi một số luật liên quan đến tăng trưởng xanh như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Phòng chống thiên tai; Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; Luật Khí tượng thủy văn. Một số văn bản pháp quy mới đã được xây dựng nhằm thúc đẩy thực hiện các hoạt động liên quan tới tăng trưởng xanh

Hai là, xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Các hoạt động

hoàn thiện thể chế và triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh được thực hiện thông qua việc xây dựng và ban hành kế hoạch hành động tăng

40

trưởng xanh ở các bộ và địa phương. Thống kê cho thấy, đến hết năm 2018, đã có 7 bộ đã ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Đến nay, cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp tỉnh, thành phố.

Ba là, thực hiện giảm cường độ phát thải khí nhà kính và tăng tỷ lệ sử

dụng năng lượng tái tạo. Cho đến nay, việc triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đã được triển khai rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Theo Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ năng lượng tiết kiệm của nước ta đạt 5,65%, tương đương với tổng năng lượng tiết kiệm được gần 11,3 triệu tấn dầu quy đổi (TOE). Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đều giảm dần, như: Ngành Thép giảm 8,09%; xi măng giảm 6,33%; dệt sợi giảm 7,32%.

Bốn là, tăng cường hoạt động xanh hóa sản xuất. Nội dung của xanh hóa

sản xuất là thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua việc rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, trang thiết bị đảm bảo nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm...

Thông qua việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo đáng kể trong thời gian qua, hiệu suất sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sửa dụng nhiều năng lượng đã được cải thiện, góp phần tích cực vào việc giảm thải khí nhà kính và phát triển xã hội ít carbon. Theo thống kê số liệu được công bố của Viện Năng lượng – Bộ Công Thương, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng của Việt Nam trong thời gian qua đạt hơn 6%, tương đương với tổng năng lượng tiết kiệm gần 12 triệu tấn đầu quy đổi. Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp tiêu thụ năng lượng đều giảm dần, như: ngành

41

thép giảm 8,09%, xi măng giảm 6,33%, dệt may giảm 7,32%. Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo cũng được xác định là nguồn năng lượng quan trọng và nhiều tiềm năng của đất nước.

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 39 - 41)