Về thị trường vốn xanh

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 72 - 78)

5. Kết cấu khóa luận

3.3.3. Về thị trường vốn xanh

Một là, ban hành các văn bản cụ thể quy định rõ các tiêu chuẩn trong

việc xác định trái phiếu xanh, dự án xanh cũng như các nguyên tắc trong việc phát hành và quản lý, sử dụng nguồn vốn hình thành từ trái phiếu xanh để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. Nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số đánh giá các công ty phát triển bền vững nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư cho trái phiếu xanh;

Hai là, cần tiếp tục có những chính sách ưu đãi để khuyến khích các tổ

chức phát hành trái phiếu xanh và thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến loại tài sản này. Sau khi đưa ra được các tiêu chuẩn liên quan đến trái phiếu xanh, Nhà nước cần đưa ra những ưu đãi về thuế, phí hoặc những thuận lợi khác cho các tổ chức phát hành cũng như những nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ba là, tăng cường vai trò trung gian của ngân hàng trong việc phát hành

và quản lý trái phiếu xanh do các điều kiện thuận lợi như xếp hạng tín dụng cao và bộ máy quản trị chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể xem xét đến việc thành lập một ngân hàng đầu tư xanh để phục vụ riêng mục

73

đích đầu tư xanh. Theo OECD (2014), một ngân hàng xanh là một tổ chức công hoặc bán công được thành lập để tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân vào các dự án carbon thấp, có khả năng phục hồi khí hậu. Mô hình ngân hàng xanh có thể là một công cụ thực sự hiệu quả để phân luồng đầu tư tư nhân hướng tới các dự án thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, do chi phí thành lập một ngân hàng mới cao, cùng với việc thiếu hụt nguồn vốn và nguồn nhân lực lành nghề, sử dụng hiệu quả các ngân hàng trong nước hiện nay là giải pháp tốt nhất.

Bốn là, cần nâng cao nhận thức của người dân. Những chính sách liên

quan đến tăng trưởng xanh nói chung, hệ thống tài chính xanh nói riêng cần được tuyên truyền rộng rãi đến người dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư để hoàn thiện đầy đủ yếu tố cung cầu cho việc phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam.

74

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa khá nhiều vào việc khai thác tài nguyên, xuất khẩu tài nguyên thô, khiến môi trường bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam cũng là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng xanh được coi là chiến lược quan trọng của Việt Nam nhằm hướng đến phát triển bền vững. Do vậy, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà Nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và cá nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh. Ngày 12/4/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg về “phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, trong đó đã đề đến cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành quyết định số 1393/QĐ-TTg về “phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020, và tầm nhìn đến năm 2050”. Bằng những hành động cụ thể, ngày 20/03/2014, Chính phủ đã ban hành quyết định số 403/QĐ-TTg về “phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020”. Về khía cạnh tài chính, Bộ Tài Chính được giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp thực hiện hành động số 3 và số 64. Để thực hiện nhiệm vụ được bàn giao, ngày 20/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 2183/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

Các chính sách tài chính xanh của Việt Nam dần được hoàn thiện và đã có những thành tựu ban đầu. Theo đó, các chính sách tài chính gồm 3 trụ cột chính: (1) Chính sách tài khóa xanh bao gồm: thuế xanh và chi tiêu công xanh; (2) Chính sách tiền tệ xanh bao gồm: tín dụng xanh và xây dựng ngân hàng xanh; (3) Chính sách thị trường vốn xanh thực hiện thông qua việc phát hành trái phiếu xanh.

75

Các chính sách thuế, phí liên quan đến môi trường đã được hoàn thiện và áp dụng như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,... cũng có những quy định cụ thể liên quan đến bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nguồn chi NSNN dành cho các dự án xanh cũng được quan tâm Chẳng hạn như việc Chính phủ dành NSNN để đầu tư cho Chương trình 327 trồng lại rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc hay Chương trình 5 triệu ha rừng, hay như Việt Nam giải quyết khá tốt về đầu tư NSNN cho giảm nghèo, nước sạch và hợp vệ sinh. Ngoài ra, các nguồn tài chính đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và biến đổi khí hậu cũng đang có xu hướng tăng. Bên cạnh những chính sách thuế hay chi NSNN chi tăng trưởng xanh, thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ khi nhiều ngân hàng thương mại quan tâm và đưa ra các chính sách dành cho tín dụng xanh, phát triển hình thành ngân hàng xanh. Kết quả khảo sát của NHNN (năm 2019) cho thấy có 19 TCTD xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội.

Dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng việc triển khai các chính sách tài chính cũng gặp một số hạn chế như nguồn NSNN dành cho tăng trưởng xanh còn hạn hẹp, việc triển khai thực hiện ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa có những quy định rõ ràng về trái phiếu xanh. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, phát triển bền vững đang là xu thế bao trùm trên toàn thế giới, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia. Để đảm bảo phát triển bền vững, theo đuổi kinh tế đất nước phát triển theo chiều sâu, Việt Nam trong thời gian tới cần có những hành động cụ thể nhằm phát triển các chính sách tài chính xanh. Hoàn thiện và phát huy hiệu quả các chính sách thuế, phí, huy động nguồn vốn cho các dự án xanh. Bên cạnh đó cũng có những định hướng, chính sách cụ thể nhằm phát triển ngân hàng xanh. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp về tăng trưởng xanh cũng là hành động đáng được quan tâm hiện nay.

76

Tóm lại, trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam cần hoàn thiện hơn các chính sách tài chính xanh nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Phát huy các thành tựu và đã đạt được, tận dụng các lợi tế đất nước, có những hành động cụ thể khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hơn các chính sách tài chính xanh và đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn năm 2050.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo Brundtland, xuất bản năm 1987 bởi Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới

2.Chiến lược tăng trưởng xanh, tổ chức Hợp tác Quốc tế và Phát triển (OCED, 2009)

3.Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ về “phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”

4.Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2050” (2012)

5.Nghị quyết số 24/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã ban hành ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

6.Báo cáo “Green Financal Products and Services” của United Nations Environment Programme Initiative (2007)

7.Báo cáo BRU1, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015)

8.Quyết định số 403/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020.

9.Quyết định số 1052/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phân bổ vốn sự nghiệp năm 2018 của Hợp phần Ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh”

10.Quyết định 2183/QĐ-BTC của bộ Tài Chính về kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

11.Luật Bảo vệ Môi trường, 2012 12. Luật Tài Nguyên, 2010

78

14. Quyết định 1427/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 2/10/2012 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015.

15.Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012 về kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020. Quyết định 1206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/9/2012 về chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2011- 2015

16.Quyết định 1183/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/8/2012 với chi ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu.

17.Quyết định số 1604/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 7/8/2018 về Đề án 1064 phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 72 - 78)