Chính sách thuế xanh

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 44 - 55)

5. Kết cấu khóa luận

2.3.1.1. Chính sách thuế xanh

Để thực hiện các hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, các chính sách thuế, phí từng bước được hoàn thiện theo hướng chú trọng khuyết khích đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nâng cáo ý thức bảo vệ môi trường và hỗ trợ việc thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

(i) Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 quy định các đối tượn chịu thuế gồm: (1) xăng, dầu, mỡ nhờn; (2) than đá; (3) dung dịch hydro- chloro-fluoro-carbon (HCFC); (4) túi ni lông; (5) thuốc diệt cỏ; (6) thuốc diệt mối; (7) thuốc bảo quản lâm sản; (8) thuôc khử trùng kho. Trong đó cũng quy định rõ về mức thuế tuyệt đối theo biểu khung thuế sau:

Bảng 3 : Mức thuế bảo vệ môi trường quy định cho từng đối tượng chịu thuế

Đơn vị: đồng/1 đơn vị hàng hóa

STT Hàng hóa Đơn vị

tính Mức thuế

45

1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000-4.000

2 Nhiên liệu bay Lít 1.000-3.000

3 Dầu diezel Lít 500-2.000 4 Dầu hỏa Lít 300-2.000 5 Dầu mazut Lít 300-2.000 6 Dầu nhờn Lít 300-2.000 7 Mỡ nhờn Kg 300-2.000 II Than đá 1 Than nâu tấn 10.000-30.000

2 Than an-tra-xít (antraxit) tấn 20.000-50.000

3 Than mỡ tấn 10.000-30.000

4 Than đá khác tấn 10.000-30.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-

carbon (HCFC) Kg 1.000-5.000

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Kg 30.000-50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử

dụng Kg 500-2.000

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế

46

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại

hạn chế sử dụng Kg 1.000-3.000

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại

hạn chế sử dụng Kg 1.000-3.000

Nguồn: Luật bảo vệ môi trường, 2012

Việc ban hành thuế bảo vệ môi trường đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luậ về môi trường, thể hiện rõ nỗ lực của Việt Nam với cam kết về môi trường của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, trong 5 năm đầu thi hành luật bảo vệ môi trường đã góp phần tăng thu NSNN để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường.

Biểu đồ 2: Tổng thu từ thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 - 2016

Số thu từ thuế BVMT liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến 2016. Tổng thu thuế BVMT giai đoạn 2012-2016 là khoảng 105.985 tỷ đồng, bình quân 21.197 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 1,48% - 4,27% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) và khoảng 0,34% - 0,98% trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm. Trong đó, năm 2012 là 11.160 tỷ đồng; năm 2013 là 11.512 tỷ đồng; năm 2014 là 11.970 tỷ đồng; năm 2015 là 27.020 tỷ đồng; năm 2016 là khoảng 44.323 tỷ đồng. Số thu thuế BVMT từ

47

năm 2015 tăng lên đáng kể là do từ tháng 5/2015 thực hiện điều chỉnh tăng thuế BVMT đối với xăng dầu tại Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13. Đây là khoản thu của ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được Quốc hội phê duyệt hàng năm, trong đó có nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường.

(ii) Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế). Chính sách thuế tài nguyên được áp dụng theo Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2010).

Trong bộ luật thuế tài nguyên đã quy định rõ các đối tượng chịu thuế ba gồm: (1) Khoáng sản kim loại; (2) Khoáng sản không kim loại;(3) Dầu thô; (4) Khí thiên nhiên, khí than; (5) Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; (6) Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; (7) Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; (8) Yến sào thiên nhiên; (9) Tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. Và cũng quy định mức thuế suất cho từng đối tượng tài nguyên:

Bảng 4: Thuế suất tài nguyên với từng đối tượng tài nguyên

STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất

(%) I Khoáng sản kim loại

1 Sắt, măng-gan (mangan) 7-20

2 Ti-tan (titan) 7-20

3 Vàng 9-25

4 Đất hiếm 12-25

5 Bạch kim, bạc, thiếc 7-25

6 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 7-25 7 Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken) 7-25

48

8 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma-

nhê (magie), va-na-đi (vanadi) 7-25

9 Khoáng sản kim loại khác 5-25

II Khoáng sản không kim loại

1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 3-10 2 Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát

làm thủy tinh 5-15

3 Đất làm gạch 5-15

4 Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa 7-20

5 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 7-20 6 Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy

tinh 7-15

7 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng 5-15 8 A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) 3-10

9 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 4-20

10 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 6-20

11 Than nâu, than mỡ 6-20

12 Than khác 4-20

13 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 16-30 14 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), màu đen 16-30 15 Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) 12-25 16

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri- ô-lít (cryolite); ô-pan (pan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen- sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

12-25

17 Khoáng sản không kim loại khác 4-25

III Dầu thô 6-40

IV Khí thiên nhiên, khí than 1-30

V Sản phẩm của rừng tự nhiên

1 Gỗ nhóm I 25-35

49

3 Gỗ nhóm III, IV 15-20

4 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 10-15

5 Cành, ngọn, gốc, rễ 10-20

6 Củi 1-5

7 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10-15

8 Trầm hương, kỳ nam 25-30

9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10-15

10 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5-15

VI Hải sản tự nhiên

1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 6-10

2 Hải sản tự nhiên khác 1-5

VII Nước thiên nhiên

1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước

thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 8-10 2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 2-5 3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước

quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này

3.1 Nước mặt 1-3

3.2 Nước dưới đất 3-8

VIII Yến sào thiên nhiên 10-20

IX Tài nguyên khác 1-20

Nguồn: Luật Tài Nguyên, 2010

Số thu thuế tài nguyên đã góp phần đáng kể vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Như trong giai đoạn 2010 – 2017, số thu bình quân một năm từ thuế tài nguyên của Việt Nam đạt 33.756,61 tỷ đồng/năm chiếm 3,8% tổng thu ngân sách nhà nước, tương đương với 0,92% GDP, trong đó số thu từ dầu thô có xu hướng giảm những năm gần đây.

(iii) Các sắc thuế khác

Các chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cũng từng bước được hoàn thiện theo

50

hướng khuyến khích đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.

Theo luật thu nhập doanh nghiệp hiện hành, từ ngày 01/01/2014. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có sự hỗ trợ đối với tăng trưởng xanh như sau:

Thứ nhất, Áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ

thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Thứ hai, Áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm đối với thu nhập của

doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp được miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo.

Thứ ba, áp dụng thuế suất 20% trong 10 năm (kể từ ngày 01/01/2015,

chuyển sang áp dụng thuế suất 17%), miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 12 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp theo với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Nhìn chung, quy định về mức thuế suất đã đảm bảo nguyên tắc “tài nguyên không có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất cao, “tài nguyên có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất cao.

2.3.1.2. Chi tiêu công xanh

Bên cạnh việc xây dựng và ban hành các chính sách thuế, việc chi ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia hướng tới tiêu chí xanh cũng được thực hiện. Cụ thể:

Quyết định 1427/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 2/10/2012 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015 với tổng nhu cầu nguồn vốn 930 tỷ đồng trong đó

51

nguồn vốn từ ngân sách là 630 tỷ đồng, chiếm 67,4% tổng nhu cầu vốn, được chi cho 4 dự án gồm: (1) Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường; (2) Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp; (3) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà; (4) Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải.

Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012 về kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020. Trong đó, tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn 2011 - 2020 là 49.317 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 14.067 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 1.407 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách: 35.250 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 3.500 tỷ đồng, chủ yếu chi cho trồng rừng sản xuất và bảo vệ rừng. Giai đoạn 2011 - 2015: Tổng nhu cầu vốn là 24.562 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 8.062 tỷ đồng (chiếm 33%), bình quân mỗi năm 1.612 tỷ đồng; vốn vay và các nguồn vốn khác đầu tư trồng rừng sản xuất: 16.500 tỷ đồng (chiếm 67%). Vốn ngân sách chi đầu tư phát triển (trồng, chăm sóc, hạ tầng lâm sinh, …) chiếm 5.512 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1.102 tỷ đồng; vốn sự nghiệp kinh tế (khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh): 2.550 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 510 tỷ đồng.

Quyết định 1206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/9/2012 về chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2011- 2015 với tổng vốn: 5.863 tỷ đồng, chi cho 3 dự án: (1) Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; (2) Cải thiện và phục hồi môi trường tại một số khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; (3) Thu gom, xử lý nước thải từ các đô thị loại II trở lên, xả trực tiếp ra 03 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.

52

Quyết định 1183/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/8/2012 với chi ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, với tổng kinh phí 1.771 tỷ đồng, chi cho 3 dự án: (1) Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu và nước biển dâng; (2) Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; (3) Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn phê duyệt các khoản chi ngân sách hướng tới mục tiêu quốc gia bảo vệ môi trường trong kế hoạch chi ngân sách như: hàng năm ngân sách nhà nước bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách nhằm hỗ trợ nhiệm vụ bảo vệ môi trường; thực hiện chi cho phòng ngừa, ứng phó với các sự cố từ môi trường; chi cho các dự án liên quan đến lĩnh vực tăng trưởng xanh.

2.3.2. Chính sách tiền tệ xanh

2.3.2.1. Tín dụng xanh

Với sự ra đời của kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2014, Ngân hàng nhà nước được giao chủ trì và phối hợp thực hiện hành động số 37, hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh.

Để thực hiện hành động được giao, Chỉ thị 03/CT-NHNN được Thống đốc ban hành ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Đề án 1064 phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam được Thống đốc ban hành kèm Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018, các NHTM đã tích cực triển khai xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ, đồng thời liên tục đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng

53

doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay vốn để triển khai các dự án xanh, thể hiện trong Bảng 5:

Bảng 5: Các chương trình tín dụng xanh tiêu biểu ở một số NHTM

Ngân hàng Hoạt động

HDbank Cho vay với DN đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà, tỷ lệ vay lên đến 70%, thời hạn cho vay 5 năm

Cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với hạn mức 10.000 tỷ đồng, với lãi suất thấp hơn 1% so với lãi suất thông thường, hạn mức cho vay có thể lên đến 80%, kỳ hạn lên đến 10 năm và doanh nghiệp được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay

BIDV Phối hợp với CTCP đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) hỗ trợ các gia đình trong liên kết của SolarBK vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái với thời hạn 12 – 36 tháng, lãi suất 10%/năm để đầu tư hệ thống điện sản xuất điện mặt trời.

Sacombank Triển khai cho vay hạn mức 500 triệu đồng, lãi suất giảm 1% so với lãi xuất hiện hành, thời hạn vay tối đa 60 tháng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua thiết bị năng lượng mặt trời phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh, sản xuất. Vietcombank Tham gia tài trợ một số dự án năng lượng sạch, năng lượng tái

tạo như các thủy điện nhỏ và vừa, dự án nhiệt điện sinh thái, dự án điện năng lượng mặt trời.

Agribank Đưa ra gói tín dụng ưu đãi nằm trong chương trình hành động phát triển mang tên “tín dụng xanh” . Các sản phẩm tín dụng xanh NH đã triển khai: cho vay đầu tư xây dựng thủy điện, cho vay ủy thác đầu tư phát triển cao su, tài chính nông thôn,

54

cho vay các dự án nông nghiệp nông thôn, dịch vụ du lịch, cung cấp nước,...

Dành tối thiểu 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch.

Nguồn: Tổng hợp từ các NHTM

Với các chính sách cho vay như trên, tính đến cuối năm 2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh là 317.620 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2018; trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh với tỷ trọng theo từng lĩnh vực.

Bảng 6: Tỷ trọng dư nợ của lĩnh vực xanh năm 2019

Lĩnh vực xanh

Dư nợ

(tỷ đồng) Tỷ trọng

Nông nghiệp xanh 142.929 45%

Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh 53.995 17% Quản lý nhà nước tại khu vực đô thị và

nông thôn 34.938 11%

Lâm nghiệp bền vững 15.881 5%

Một phần của tài liệu BỘ kế HOẠCH và đầu tưhọc VIỆN CHÍNH SÁCH và PHÁT (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)