5. Kết cấu khóa luận
2.1.2. Thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam và kết quả
được
Nhận thức được vai trò của chiến lược tăng trưởng xanh, chương trình tăng trưởng xanh đã được cụ thể hoá tại Việt Nam thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Chiến lược đã xác định rõ tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó cũng xác định, tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới của Việt Nam. Để đảm bảo phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, Chính phủ xác định: “Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn;
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững; Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên; Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh; Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững…”
Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ mục tiêu chung của “chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” là tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Tăng trưởng xanh phải đặt con người
làm trung tâm, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần
37
thứ 4, tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghiệp hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Để làm được điều đó cần có sự tham gia tích cực của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội”.
Để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, chính phủ đã thành lập Ban điều phối triển khai chiến lược tăng trưởng xanh trực thuộc Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức và triển khai thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược và báo cáo chính phủ.
Trong giai đoạn đầu của chiến lược 2011 – 2020, Chính phủ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy quản lý thực hiện chiến lược; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu cà công cụ quản lý, bộ chỉ số chuẩn, quy chuẩn về tăng trưởng xanh. Trong giai đoạn này, chính phủ cũng xác định các dự án trọng điểm về tăng trưởng xanh, xanh hoá các ngành sản xuất, một số dự án thí điểm về quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ cũng đưa ra danh sách các chương trình, dự án ưu tiên trong giai đoạn 2011 – 2015 là các đề án xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh; xây dưng các khung chính sách công nghiệp xanh, đô thị xanh, các chính sách thuế, tài khoá xanh, chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ xanh.
Chiến lược tăng trưởng xanh là một trọng những số ít những chiến lược có định hướng lâu dài của chính phủ, định hướng đến năm 2050. Theo định hướng tính đến năm 2030, giảm mức phát thải mỗi năm ít nhất 1,5-2% GDP, giảm lượng phát thải trong các hoạt động năng lượng từ 20-30%; Đến năm 2050 giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5-2%; Thực hiện chiến lược
38
“công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị đảm bảo nguyên tắc thân thiện với môi trường... Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu. Năm 2020, phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định lên 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề đạt 40%, cải thiện môi trường khi vực bị ô nhiễm nặng 100%, tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn, diện tích cây xanh tương ứng hợp tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa từ 35-45%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%.
Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 gồm 4 chủ đề chính tương tự Chiến lược tăng trưởng xanh với 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động cụ thể, trong đó có 47 hành động được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quốc gia đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ đánh giá việc cung cấp vốn vay ưu đãi ODA cho 66 hành động của chiến lược tăng trưởng xanh.
Bằng hành động cụ thể, ngày 21/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1052/QĐ-TTg phân bổ 61 tỷ đồng từ nguồn dự toán chi sự nghiệp của Ngân sách Trung ương năm 2018 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Hợp phần ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh. Theo Financial Times trong năm 2015, Việt Nam từng dẫn đầu các thị trường mới nổi khác về thu hút vốn FDI trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Điều đó cho thấy lộ trình tăng trưởng xanh tại Việt Nam gặp khá
39
nhiều thuận lợi khi có sự điều hành nghiêm túc của Chính phủ và sự quan tâm của cả nguồn lực nước ngoài.